Tiết 6 - Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIẾM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST.
- Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa cuả nó.
- Phân biệt được tự đa bội và dị đa bội và cơ chế hình thành.
- Hậu quả của đa bội thể.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: khái niệm đột biến số lượng NST; khái niệm, phân loại, cơ chế hình, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa cuả nó; Phân biệt tự đa bội và dị đa bội và cơ chế hình thành.
3. Thái độ:
- GD học sinh ý thức bảo tồn nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn độ đa dạng sinh học.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Hình 6.1, 6.2 SGK.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Khám phá: (5p)
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Nguyên nhân, cơ chế phát sinh, hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST ?
2. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đột biến lệch bội. GV: Thế nào đột biến lệch bội ? + Phân biệt các dạng đột biến lệch bội: Thể 1 nhiễm, ba nhiễm? HS: Vận dụng kiến thức đã học, trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến -> đại diện 1 số HS trả lời -> lớp nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá, chỉnh sửa đi tới kết luận. GV: Nêu tiếp vấn đề: + Nếu tế bào 2n phân chia không bình thường thì trong đó hình thành các dạng giao tử có sự khác nhau về số lượng NST như: n-2, n-1, n+1, n+2...Vậy nguyên nhân là gì? + Cơ chế phát sinh các dạng đột biến lệch bội là như thế nào? HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 33 mục II.2 trả lời câu hỏi GV: nhận xét đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện kiến thức. GV: Tại sao thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản? HS: Do sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST làm mất cân bằng của toàn bộ hệ gen. * Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến đa bội. GV: Nêu khái niệm thể tự đa bội ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trảv lời. GV : Thể tự đa bội đực hình thành như thế nào ? HS : Nghiên cứu hình 6.2 và thông tin SGK trang 28 để trả lời nêu được : + Trong ggiảm phân. + Trong nguyên phân. GV : Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Nêu khái niệm thể dị đa bội ? HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trảv lời. GV : Thể dị đa bội đực hình thành như thế nào ? HS : Nghiên cứu hình 6.2 và thông tin SGK trang 28 để trả lời ? GV : Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Đột biến đa bội có ý nghĩa gì đối với tiến hóa và chọn giống? GV nhấn mạnh : Thể đa bội có ý nghĩa đối với chọn giống cây trồng vì đa bội có nhiều đặc điểm tốt, đặc biệt là các cây mà chúng ta sử dụng cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, củ, rễ...) hoặc tạo các cây ăn quả không hạt. Dị đa bội có thể tạo loài mới. GV gợi ý một số cây như nho, dưa hấu, cam chanh... không hạt hoặc củ cải đường, rau muống, dâu tằm, dương liễu có sản lượng cao, lớn nhanh. |
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI. 1. Khái niệm và phân loại. -Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng. - Các dạng lệch bội: Hình 6.1 SGK trang 27. - Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. 2. Cơ chế phát sinh. - Trong giảm phân: Do sự rối loạn phân bào, một hay vài cặp NST không phân li => Giao tử thừa hoặc thiếu 1 vài NST => Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo các thể lệch bội. - Trong nguyên phân (tế bào sinh dưỡng): Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử => một phần cơ thể mang đột biến lệch bội => thể khảm. 3. Hậu quả. - Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài. - VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY)ở người. 4. Ýnghĩa: Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI. 1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội. - Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n...gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn. - Cơ chế phát sinh: +Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n. + Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội. 2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội. - Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau. - Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai. VD: Hình 6.3 SGK trang 29. 3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội - Đặc điểm của thể đa bội: + Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. +Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...) - Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt ( tạo cây trồng năng suất cao... ) |
3. Thực hành/ Luyện tập: (3p)
- Đột biến xảy ra ở mức NST gồm những dạng chính nào?
- Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội? Nêu các ứng dụng của các thể đa bội trong thực tiễn?
4. Vận dụng: (2p)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành.
V. Rút kinh nghiệm: