Tiết 29 - Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Nêu và giải thích được các bằng chứng sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.
- Nêu được các luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa của Đacuyn.
- Nêu được những đóng góp và những tồn tại của Đacuyn.
- Trình bày được CLNT theo quan điểm của Đacuyn.
2.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: bằng chứng về giải phẫu so sánh và bằng chứng sinh học phân tử và tế bào.
3. Thái độ:
- Hiểu được thế giới sống đa dạng nhưng có nguồn gốc chung.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to hình 24.1, 24.2 SGK.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá: (5p)
- GV: Giới thiệu phần sáu: TIẾN HÓA
2. Kết nối :
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bằng chứng giải phẫu so sánh. GV: Nhận xét những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo xương tay của người và chi trước của mèo, cá voi, dơi? Những biến đổi xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào? HS: Nghiên cứu thông tin SGK và liên kết thực tế để trả lời. GV: hỏi (?) Cơ quan tương đồng là gì? Cho thêm ví dụ? (?) Ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật ăn cỏ có phải là cơ quan tương đồng không? HS: Thảo luận nhóm để trả lời. GV: Qua nghiên cứu các cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa, rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa các loài sinh vật? GV: Nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. GV: Dựa vào kiến thức tế bào, di truyền đã học hãy nêu những điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, vật chất di truyền, mã di truyền của các loài sinh vật? HS: Trả lời, các em bổ sung cho nhau. GV kết luận: Phân tích trình tự các aa của cùng một loại protein hay trình tự các nucleotit trong cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. |
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH. - Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau, trhực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên =>Phản ánh tiến hóa phân li. VD: Chi trước của các loài động vật có xương sống, tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác, vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sâu bọ, gai xương rồng và tua cuốn của đậu hà lan.. - Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. - Cơ tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự nhau => Phản ánh tiến hóa đồng quy. VD: Cánh sâu bọ và cánh dơi, cánh sâu bọ và cánh chim, mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế chũi, gai hoàng liên và gai hoa hồng... => Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ. - Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. - Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein. - ADN có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. - Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền. |
3. Thực hành/ Luyện tập: 3p
- Đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng loài người có quan hệ họ hàng với thú, đặc biệt quan hệ gần gũi với tinh tinh?
- Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo?
4. Vận dụng: (2p)
- GV: yêu cầu HS làm bài tập SGK.
V. Rút kinh nghiệm: