Giáo án GDCD 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 12 - Bài 9:XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức:

- Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá.

2, Kỹ năng:

- Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.

3, Thái độ:

- Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài

2, HS: - Làm BTVN.

III. Tiến trình bài dạy:

1.ổn định tổ chức

Sĩ số: ………..

2.kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá?

Câu 2: Để có một gia đình văn hoá, theo em tình cảm của các thành viên trong gia đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần như thế nào ?

- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa; bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:HS tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện:

- HS thảo luận theo nhóm bàn:

1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?

2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá?

3. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?

4. Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào?

- HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân.

- Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ

- GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29)

- GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện KHHGĐ và phê phán những quan niệm lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản lý trong gia đình.

- HS làm bài tập: e.

- HS chơi trò chơi: Tự xây dựng tình huống và sắm vai.

TH1: Khi bố mẹ gặp chuyện buồn

TH2: Khi có sự bất hoà

TH3: Gia đình bất hạnh vì con cái đông, túng thiếu

- GV nhận xét, ghi điểm.

* Tiêu chuẩn cụ thể:

- Sinh đẻ có kế hoạch.

- Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn.

- Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn định.

- Bảo vệ môi trường.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà nước

- Hoạt động từ thiện.

- Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội.

-...

II. Nội dung bài học:

* Bài học:

1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên:

- Thực hiện tốt

- Sống giản dị, lành mạnh.

- Không sa vào tệ nạn XH

2. ýnghĩa:

- Gia đình thực sự là tổ ấm -> nuôi dưỡng , giáo dục con người.

- Gia đình bình yên->xã hội ổn định.

- Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

3. Học sinh tham gia:

- Chăm ngoan, học giỏi.

-Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình, thương yêu anh chi em

- Không đua đòi, ăn chơi.

- Không làm tổn hại danh dự gia đình

III. Bài tập:

Bài a/28:

 Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em đã:

   - Mọi người đều sinh hoạt đúng giờ giấc, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.

   - Bố, mẹ và em đều cùng chăm sóc, dọn dẹp nhà cửa, đều cùng nhau vào bếp.

   - Tối đến bố và mẹ dạy em học bài.

   - Em cố gắng học giỏi để đạt danh hiệu học sinh giỏi.

   - Bố mẹ em chỉ sinh 2 người con là anh trai và em.

Bài b/29:

   - Gia đình đông con: bố mẹ không có nhiều điều kiên kinh tế để nuôi dưỡng. Sẽ dẫn đến các tình trạng như: con cái không được học đầy đủ, suy dinh dưỡng, dễ sa vào các tệ nạn vì bố mẹ thiếu quan tâm.

   - Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: con cái có điều kiện để được nuôi dưỡng, nhưng con cái ăn chơi, đua đòi sẽ dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội, bị hư hỏng và kết quả học tập sẽ sa sút.

   - Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: gia đình này sẽ hạnh phúc vì chỉ sinh hai con sẽ có đủ điều kiện vật chất, đủ thời gian để lo các công việc.

Bài c/29:

Mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau đó là điều không tránh khỏi. Theo em, mỗi người nên biết nhường nhịn, hạ cái tôi của mình xuống một chút vì người khác. Đặc biệt, phải tôn trọng sở thích của người khác, lắng nghe, chia se những góp ý về những sở thích không lành mạnh.

Bài d/29:

Em không đồng ý với ý kiến: (1), (2), (3), (4), (6), (7). Bởi vì, các quan điểm này mang tính phiến diện khi chỉ quy đối tượng xây dựng gia đình văn hóa là của một, hai người. Chẳng hạn, quan điểm (1) việc nhà là việc của mẹ và còn gái. Quan điểm này là sai trái, thể hiện sự bất bình đẳng giới. Công việc nhà là công việc chung, mỗi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng và làm việc.

Bài đ/29:

Con cái có vai trò quan trọng không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Bởi vì, tài sản quý giá nhất của bố mẹ là con cái, gia đình có hạnh phúc hay không khi nhìn vào con cái chúng ta sẽ biết. Biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng chính yếu vẫn phụ thuộc vào năng lực của những đứa con, khả năng thích nghi và vượt qua những cám dỗ là từ chính bản thân những đứa con.

Bài e/29:

  - Gia đình có cha mẹ bất hòa: điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người con. Gia đình bất hòa nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến cảnh rạn vỡ, bố mẹ chia li, con cái thiếu vắng tình yêu thương và không ai nuôi dạy.

   - Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) điều này, trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm. Cha mẹ không gương mẫu, những người con sẽ bắt chước như vậy và trở nên hư hỏng theo.

   - Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...) thì gia đình đó sẽ không hạnh phúc được. Cha mẹ sẽ rất đau đầu, những đứa con lúc này sẽ trở thành gánh nặng của xã hội.

Bài g/29:

  - Cùng với mẹ dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xóm làng.

   - Không đua đòi, ăn diện, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.

   - Chăm ngoan, học giỏi, biết giữ gìn tài sản công cộng.

   - Ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, giúp bố mẹ chăm sóc em, nhường nhịn em.

4. Củng cố:

- HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân.

? Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?

? Những việc em dự kiến sẽ làm?

? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học?

- Thà rằng ăn bát cơm rau- Thuyền không bánh lái thuyền quày

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời Con không cha mẹ, ai bày con nên

- Cây xanh thì lá cũng xanh- Con người có bố có ông

Cha mẹ hiền lành để đức cho conNhư cây có cội như sông có nguồn

- Gái mà chi, trai mà chi

Sinh ra có nghĩa có nghìlà hơn

* Trên kính, dưới nhường

- GV tóm tắt nội dung bài học.

- Kết luận toàn bài:

Vấn đề gia đình và xd gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào XH; là các nôi hình thành nhân cách con người. XD gia đình văn hoá là góp phần làm cho XH bình yên, hạnh phúc. HS chúng ta phải góp cho gia đình có lối sống văn hoá. Giữ vững truyền thống dân tộc: Học giỏi, rèn luyện đạo đức.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Làm BT: b (29) Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận?

****************************