Giáo án GDCD 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa mới nhất

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 11 - Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

I. Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức:

- Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá;

2, Kỹ năng:

- HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá.

3, Thái độ:

- Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy.

- Tranh về gia đình, phiếu học tập cá nhân.

2, HS: - Đọc kĩ bài.

III. Tiến trình bài dạy:

1.ổn định tổ chức:

Sĩ số: …………

2.Kiểm tra bài cũ(2 em)

1, Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung?

2, Em đã làm gì để có lòng khoan dung?

- GV chữa bài tậpa, đ.

3. Bài mới : Giới thiệu bài:

- GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?”

Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá.

- HS đọc thầm truyện.

- HS thảo luận nhóm:

N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào?

N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao?

+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau.

+ Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp.

+ Không khí đầm ấm, vui vẻ.

+ Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau.

+ Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.

+ Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT.

N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng?

- Quan tâm giúp đỡ lối xóm.

- Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật.

N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?

- Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư.

- Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.

- Chống các tệ nạn xã hội.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.

-> GV chốt lại:

Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô.

? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không?

Hoạt động 2: Phát triển nhận thức của HS về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình.

? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá?

? Em hãy kểvề một số gia đình ở địa phương em trong việc XD gia đình VH.

+ Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.

+ Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc.

+ Gia đình bất hạnh vì nghèo.

+ Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong.

- HS kể và từng loại gia đình.

- HS nhận xét

- GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh.

I. Truyện đọc:

Một gia đình văn hoá.

- 3 người.

Là một gia đình văn hoá tiêu biểu.

* Tiêu chuẩn gia đình văn hoá:

- Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình.

- Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.

- Đoàn kết với cộng đồng.

- Thực hiện tốt nghiã vụ công dân.

4. Củng cố:

? Gia đình em thực hiện tiêu chuẩn của gia dình văn hoá như thế nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

? Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương.

?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá?

? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?

? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá?

? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội?

*********************************