Giáo án GDCD 7 Bài 2: Trung thực mới nhất

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 2 - Bài 2: TRUNG THỰC

I.Mục tiêu bài học:

1, Kiến thức:

Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.

2, Kỹ năng:

Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.

3, Thái độ :

Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những việc làm thiếu trung thực.

II.Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên:

- Soạn, nghiên cứu bài dạy.

- Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực.

2. Học sinh : Xem kĩ bài học ở nhà.

III.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định tổ chức :

Sĩ số: …………….

2. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào?

3.Bài mới:

Giáo viên dẫn ra tình huống: Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo. Việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực.

- HS đọc diễn cảm truyện .

? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?

? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?

? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?

? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?

? Theo em ông là người như thế nào?

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.

? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động?

- GV kể chuyện: “Lòng trung thực của các nhà khoa học”.

- GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực.

Hoạt động 3: Tìm các biểu hiện trái với trung thực

- HS thảo luận theo 4 nhóm.

N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?

N3,4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?

- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận

- GV nhận xét, ghi điểm.

GV tổng kết: Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng... Tuy nhiên không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào cũng nói. Có những trường hợp có thể che dấu sự thật để đem lại những điều tốt cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ gian, người bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động 4: Rút ra bài học và liên hệ.

? Thế nào trung thực?

? ý nghĩa của tính trung thực?

? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào?

? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào?

Hoạt động 5: Luyện tập

HS làm BT a, b SGK (8)

I. Truyện đọc:

Sự công minh, chính trực của một nhân tài”

- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.

- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.

- Oán hận, tức giận.

- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.

- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.

- Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.

*, Biểu hiện của tính trung thực

- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)

- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.

- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.

*, Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí

II. Nội dung bài học:

1, Khái niệm:

- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

2, ý nghĩa:

- Trung thực loà đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá.

- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH

- Được mọi người tin yêu, kính trọng.

III. Bài tập:

Bài a/8:

- Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6)

Bởi vì:

     + Hành vi (4) không bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.

     + Hành vì (5) khi mình có khuyết điểm: ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa những lỗi lầm trở thành người tốt

     + Hành vi (6) biểu hiện của sự thật thà, không gian dối, không tham lam của người khác.

Bài b/8.

Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời.

Bài c/8:

- Những việc làm thể hiện tính trung thực:

     + Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu.

     + Không nhắc bài cho bạn khi bạn không thuộc bài.

     + Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm đối với mọi người khi đi mô tô, xe gắn máy.

- Những hành vi thể hiện tính không trung thực:

     + Được của rơi không trả lại cho người mất.

     + Đội mũ bảo hiểm có tính chất đốì phó khi có công an.

     + Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra, bài thi.

Bài d/8:

* Trong học tập: ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt.

- Đối với cha mẹ, thầy cô giáo, phải thật thà ngay thẳng.

- Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.

Bài đ/8:

+ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng

+ Đường đi hay tối, nói dối hay cùng

4.Cũng cố, Dặn dò:

- GV khái quát nội dung bài học.

- Học bài, làm bài tập c,d,d.

5. Hướng dẫn học ở nhà :

- Đọc kĩ bài 3, tìm hiểu các hành vi có tính tự trọng

***********************************