Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết 4 - Bài 4:ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu đạo đức và kỉ luật, mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật đối với mỗi người.
2, Kỹ năng:
Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
3, Thái độ:
Rèn cho học sinh tôn trọng kỉ luật và phê phán thói vô kỉ luật.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học :
1, Giáo viên:
-Soạn và nghiên cứu bài dạy.
-Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về đạo đức và kỉ luật.
2, Học sinh:Đọc kĩ bài ở SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
Sĩ số: ………..
2.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tự trọng? ý nghĩa?
- GV kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS, nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
GV đưa tình huống: Vào lớp đã được 15’. Cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết rõ thêm về hành vi của bạn Nam thể hiện đức tính gì. GV ghi đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc: Một tấm gương tận tụy vì việc chung. - 1 HS đọc diễn cảm truyện. - GV tổ chức cho HS chơi TC “ Nhanh mắt, nhanh tay” bằng cách tìm phần đáp án gắn vào câu hỏi. - 3 HS chơi. ? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? ? Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? ? Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người? - GV đánh giá từng câu, ghi điểm HS. ? Em thấy anh Hùng là người có đức tính gì? GV nhận xét ghi điểm. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo 3 nhóm. ? Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (Nhóm 1) ? Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? (nhóm 2) ? Để trở thành ngưòi có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? (Nhóm 3) - HS trao đổi nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét, tự do trình bày ý kiến. - GV nhận xét, ghi điểm cho nhóm. ? Giải thích câu tục ngữ: “Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước” để kết luận phần này. - HS trình bày. - GV kết luận: Muốn làm tốt công việc mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tuân theo những quy định chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỉ luật, đạo đức. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức và kỉ luật. - HS liên hệ. -GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 4: Rèn luyện kỉ năng phân tích hành vi ứng xử. - GV hướng dẫn HS làm bài tập a,b,c,d - HS trình bài tập, GV nhận xét, ghi điểm. |
I. Truyện đọc “Một tấm gương tận tụy vì việc chung” - Huấn luyện về kỉ thuật; Dây bảo hiểm. - An toàn lao động; Thừng lớn, cưa tay, cưa máy. - Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt; khảo sát trước; có lệnh công ty mới được chặt; trực 24/24h; làm suốt ngày đêm mưa rét, vất vả, thu nhập thấp. - Không đi muộn về sớm; vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ sẳn sàng giúp đỡ đồng đội; nhận việc khó khăn, nguy hiểm; được mọi người tôn trọng, yêu quý. - Đức tính: - Có đạo đức. - Có kỉ luật. II. Bài học. 1, Khái niệm - Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với tự nhiên và môi trường sống. - Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm. Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ. - Kỉ luật: Quy định chung của tập thể, XH mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định. Ví dụ: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không quay cóp bài... 2, Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: - Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật. - Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Ví dụ: Siêng năng học tập thường xuyên thực hiện nội quy. III. Bài tập: Bài a/14. Hành vi biểu hiện đạo đức và kỉ luật là: (1), (3), (4), (5), (6), (7). Bài b/14: - Nói chuyện riêng trong lớp. - Nghỉ học vô tổ chức, không xin phép. - Trốn học đi chơi game. - Ra vào lớp tự tiện, không thưa gửi. - Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra. - Trộm đồ của người khác, làm hại người khác. => Hậu quả của các việc làm trên là: kết quả học tập sẽ bị sa sút, đánh mất niềm tin với những người xung quanh. Đặc biệt, lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành thói quen xấu, không sửa được, mất sự tôn trọng, tin tưởng, không thể trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt. Bài c/14: Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì: Tuấn chỉ thỉnh thoảng vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức. Trước tiên, Tuấn có lí do chính đáng là đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ, hơn nữa những lần nghỉ Tuấn đều báo cáo vắng mặt chứ không phải là người nghỉ vô tổ chức. Việc làm này của Tuấn thể hiện là người sống có tổ chức, có kỉ luật và tôn trọng tập thể. Tuấn đã đồng thời làm tốt cả 3 việc: việc học, việc tham gia hoạt động và giúp đỡ bố mẹ. - Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ vận động các bạn trong lớp giúp đỡ, động viên Tuấn cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể, em có thể quyên góp sách báo, quần áo, những đồ dùng học tập không còn dùng nữa có thể tặng lại cho Tuấn. Bên cạnh đó, sẽ động viên Tuấn để Tuấn có thể học tốt hơn, nhận được học bổng, hoặc quỹ khuyến học của nhà trường. Bài d/14: - Luôn phải đi học đúng giờ, chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp. - Luôn thật thà trong mọi việc, biết nhận khuyết điểm nếu làm sai, không bao che hành vi xấu. - Luôn ý thức được việc bảo vệ lẽ phải. - Không làm những việc mờ ám gây ảnh hưởng đến mọi người. |
4. Củng cố:
- HS làm vào phiếu học tập: Nêu hành vi trái với kỉ luật của một số bạn HS hiện nay .
- GV gọi HS đọc phiếu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về đạo đức, kỉ luật.
- Làm bài tập d.
- Đọc trước bài 5 : Yêu thương con người
********************************