Đề bài
a) Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr (VI). Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau:
\(CrC{l_3} + C{l_2} + NaOH\buildrel {} \over
\longrightarrow N{a_2}Cr{O_4} + NaCl + {H_2}O\)
Cho biết vai trò các chất \(CrC{l_3}\) và \(C{l_2}\) trong phản ứng và giải thích.
b) Muối Cr (III) tác dụng với chất khử tạo thành muối Cr (II).
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau \(CrC{l_3} + Zn \to CrC{l_2} + {\rm{ }}ZnC{l_2}\) : và cho biết vai trò các chất \(CrC{l_3}\) và \(Zn\).
c) Qua các phản ứng hóa học trên, hãy cho kết luận về tính chất hóa học của muối Cr (III) .
Lời giải chi tiết
a)
- Phương trình hóa học
\(2CrC{l_3} + 3C{l_2} + {\rm{ }}16NaOH\buildrel {} \over
\longrightarrow 2N{a_2}Cr{O_4} + 12{\rm{ }}NaCl + 8{H_2}O\)
- Vai trò của các chất: \(CrC{l_3}\) là chất khử ( \(Cr_{}^{3 + } - 3e \to Cr_{}^{ + 6}\)).
\(Cl_2\) là chất oxi hóa ( \({Cl} _2+ 2e \to 2Cl_{}^ - \) ).
b)
- Phương trình hóa học
\(2CrC{l_3} + Zn \to 2CrC{l_2} + {\rm{ }}ZnC{l_2}\)
-Vai trò của các chất:
\(CrC{l_3}\) là chất oxi hóa \((Cr_{}^{3 + } + e \to Cr_{}^{ + 2})\)
\(Zn\) là chất khử \((\mathop {Zn}\limits_{}^0 - 2e \to \mathop {Zn_{}^{2 + }}\limits_{}^{} )\)
c) Tính chất hóa học của muối Cr (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.