Đề bài
Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr (II); Cr (III) và Cr (VI) ? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.
Lời giải chi tiết
*Tính chất hóa học của hợp chất crom (II):
+ Các hợp chất crom (II) đều là chất khử mạnh, dễ dàng chuyển thành hợp chất crom (III).
2CrCl2+Cl2t0⟶2CrCl34Cr(OH)2+O2+2H2O→4Cr(OH)32CrO+4H2SO4đặc nóng⟶Cr2(SO4)3+SO2↑+4H2O
+ Crom (II) oxit là một bazơ, crom (II) hidroxit là một bazơ dễ dàng tác dụng với axit không có tính oxi hóa tạo thành muối crom (II).
CrO+H2SO4loãng⟶CrSO4+H2OCr(OH)2+2HCl⟶CrCl2+2H2O
* Tính chất hóa học của hợp chất crom (III):
- Hợp chất crom (III) có tính oxi hóa và tính khử.
+ Tính khử: Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa.
2Cr3+(dd)+30Zn→2Cr2+(dd)+Zn2+(dd)
+ Tính oxi hóa: Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử.
+32Cr(dd)+30Br2+16OH−⟶2+6CrO2−4(dd)+6Br−(dd)+8H2O
- Crom (III) hidroxit và crom (III) oxit có tính lưỡng tính.
Cr(OH)3+NaOH⟶Na[Cr(OH)4]2Cr(OH)3+6HCl⟶2CrCl3+6H2OCr2O3+6HCl⟶2CrCl3+3H2OCr2O3+2NaOH+3H2O⟶2Na[Cr(OH)4]
* Tính chất hóa học của hợp chất crom (VI):
- Hợp chất crom (VI) có tính oxi hóa mạnh.
2CrO3+2NH3⟶Cr2O3+N2↑+3H2O
- Các oxit và hidroxit crom (VI) có tính axit
CrO3+H2O⟶H2CrO4;2CrO3+H2O⟶H2Cr2O7