Hình vẽ biểu diễn một đoạn dây dẫn AB đồng chất, tiết diện đều, hai điểm M và N chia dây dẫn AB thành ba đoạn dài bằng nhau: AM = MN = NB. Cho dòng điện cường độ I chạy qua dây dẫn này. Hãy cho biết hiệu điện thế UAB bằng bao nhiêu lần hiệu điện thế UMN.
Vì điện trở tỷ lệ với chiều dài sợi dây nên ta có:
\(\dfrac{{{R_{MN}}}}{{{R_{AB}}}} = \dfrac{{{l_{MN}}}}{{{l_{AB}}}} = \dfrac{{MN}}{{AB}} = \dfrac{1}{3} \Rightarrow {R_{AB}} = 3{R_{MN}} \Rightarrow {U_{AB}} = I.{R_{AB}} = I.3{R_{MN}} = 3{U_{MN}}\)
Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu chiều dài dây dẫn tăng lên 2 lần?
Điện trở vật dẫn: \(R=\rho \frac{\ell }{S}\)
Nếu chiều dài dây dẫn tăng lên 2 lần thì R tăng lên 2 lần
Cho 2 đoạn dây Niken có cùng chiều dài nhưng tiết diện của đoạn dây thứ nhất lớn gấp 3 lần tiết diện của đoạn dây thứ hai (S1 = 3S2). So sánh điện trở của 2 dây trên:
Áp dụng công thức \(R = \rho .\dfrac{l}{S}\), vậy R tỉ lệ nghịch với S. Vì S1 = 3 S2 nên R1 = 1/3 R2.
Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợ dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này?
Do tiết diện dây tăng lên 15 lần nên điện trở giảm 15 lần nghĩa là điện trở của dây cáp điện là :
\(R = \dfrac{{0,9}}{{15}} = 0,06\Omega \)
Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở lớn gấp mấy lần dây thứ 2
Do dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai.
Chiều dài lớn hơn 8 lần nên điện trở lớn hơn 8 lần, tiết diện lớn gấp 2 lần nên điện trở giảm đi 2 lần.
Vì vậy dây thứ nhất có điện trở lớn gấp 4 lần dây thứ hai.
Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8Ω với lõi gồm 20 sợi dây đồng mảnh. Tính điện trở của một sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.
Dây dẫn bằng đồng gồm 20 dây dẫn mảnh giống nhau có cùng chiều dài, mỗi sợi dây mảnh có tiết diện bằng 1/20 tiết diện của dây dẫn đầu.
Do điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. Vì vậy điện trở của mỗi dây dẫn mảnh này đều bằng nhau và bằng:
\(\dfrac{{{R_{1day}}}}{{{R_{20day}}}} = \dfrac{{{S_{20day}}}}{{{S_{1day}}}} = 20 \Rightarrow {R_{1day}} = 20.{R_{20day}} = 20.6,8 = 136\Omega \)
Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:
Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ không đổi.
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram (điện trở suất là \(5,{5.10^{ - 8}}\Omega m\)) điện trở 25Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy \(\pi \; = 3,14\)).
Tiết diện của dây dẫn:
\(S = \pi .{r^2} = 3,14.{\left( {0,{{01.10}^{ - 3}}} \right)^2} = 3,{14.10^{ - 10}}{m^2}\)
Chều dài của dây tóc:
\(l = \dfrac{{R.S}}{\rho } = \dfrac{{25.3,{{14.10}^{ - 10}}}}{{5,{{5.10}^{ - 8}}}} = 0,1427m = 14,27cm\)
Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 = 150m, có tiết diện S1 = 0,4mm2 và có điện trở R1 bằng 60Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2 = 30m có điện trở R2 = 30Ω thì có tiết diện S2 là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{R_1} = \dfrac{{{\rho _1}{l_1}}}{{{S_1}}}}\\
{{R_2} = \dfrac{{{\rho _2}{l_2}}}{{{S_2}}}}\\
{{\rho _1} = {\rho _2}}
\end{array}} \right. \Rightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}.\dfrac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\\
\Leftrightarrow 2 = \dfrac{{150.{S_2}}}{{30.0,4}} \Rightarrow {S_2} = 0,16m{m^2}
\end{array}\)
Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Tính chiều dài của dây dẫn dùng đế quấn cuộn dây này, biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω?
Cách giải:
Điện trở của cuộn dây là: \(R = \frac{U}{I} = \frac{6}{{0,3}} = 20\Omega \)
Dây dẫn dài 4m thì có điện trở là 2Ω
Cuộn dây có điện trở 20Ω → Chiều dài của cuộn dây là: \(l = \frac{{20.4}}{2} = 40m\)
Người ta muốn quấn một dây dẫn điện trở quanh một lõi sứ hình trụ tròn với đường kính lõi sứ là 1,5cm. Biết 1m dây quấn có điện trở 2Ω. Hỏi cuộn này gồm bao nhiêu vòng dây nếu điện trở của cả cuộn dây là 30Ω? Biết rằng các vòng dây được cuốn sát nhau thành một lớp.
Cách giải:
Cứ 1 m dây dẫn có điện trở là 2Ω
x (m) dây dẫn có điện trở là 30Ω \( \Rightarrow x = \frac{{30.1}}{2} = 15m\)
Chu vi của vòng 1 quấn dây: \(C = 2\pi r = \pi d = 3,14.1,{5.10^{ - 2}}\; = 0,0471m\)
Số vòng của cuộn dây này là: \(n = \frac{{15}}{{0,0471}} \approx 318,5\) (vòng)
Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R. Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là
Ban đầu chiều dài của dây dẫn là \(l \Rightarrow R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)
Sau đó cắt đoạn dây thành 4 đoạn có chiều dài bằng nhau thì chiều dài của dây dẫn sau đó là:
\(l' = \dfrac{l}{4} \Rightarrow R' = \dfrac{{\rho \dfrac{l}{4}}}{S} = \dfrac{R}{4} = 0,25R\)
Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở của dây dẫn sẽ:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}R = \dfrac{{\rho l}}{S}\\R' = \dfrac{{\rho \dfrac{l}{4}}}{{4S}} = \dfrac{{\rho l}}{{16.S}}\end{array} \right. \Rightarrow R' = \dfrac{R}{{16}}\)
Hai dây đồng, dài bằng nhau. Bán kính của tiết diện dây 2 gấp đôi bán kính của tiết diện dây 1. Kết luận nào sau đây là đúng?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \frac{{\rho {l_1}}}{{{S_1}}} = \frac{{\rho {l_1}}}{{\pi r_1^2}}\\{R_2} = \frac{{\rho {l_2}}}{{{S_2}}} = \frac{{\rho {l_2}}}{{\pi r_2^2}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}.\frac{{r_2^2}}{{r_1^2}} = 1.\frac{{{{\left( {2{r_1}} \right)}^2}}}{{r_1^2}} = 4 \Rightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4 \Rightarrow {R_1} = 4.{R_2}\)
Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ω.m để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5Ω và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?
Cách giải:
ρ = 1,1.10-6Ω.m; R = 4,5Ω; l = 0,8m; d = ?
Áp dụng công thức tính R: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)
Trong đó tiết diện của dây dẫn: \(S = \pi {r^2} = \pi .{\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\) (d là đường kính tiết diện)
\( \Rightarrow R = \frac{{\rho l}}{S} = \frac{{\rho l}}{{\pi .{{\left( {\frac{d}{2}} \right)}^2}}} = \frac{{4\rho l}}{{\pi .{d^2}}} \Rightarrow d = \sqrt {\frac{{4\rho l}}{{\pi R}}} = \sqrt {\frac{{4.1,{{1.10}^{ - 6}}.0,8}}{{3,14.4,5}}} = {5.10^{ - 4}}m = 0,5mm\)
Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?
Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây
Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn?
Biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)
Trong đó:
+ \(l\): chiều dài dây \(\left( m \right)\)
+ \(S\): tiết diện của dây \(\left( {{m^2}} \right)\)
+ \(\rho \): điện trở suất \(\left( {\Omega m} \right)\)
+ \(R\): điện trở \(\left( \Omega \right)\)
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
Để tìm hiếu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
Biết điện trở suất của nhôm là \(2,{8.10^{ - 8}}\Omega m\), của vonfram là \(5,{5.10^{ - 8}}\Omega m\), của sắt là \({12.10^{ - 8}}\Omega m\) . So sánh nào dưới đây là đúng?
Ta có điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất
Mặt khác, điện trở đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện
=> Vật liệu nào có điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém và ngược lại .
Ta thấy, điện trở suất của nhôm là nhỏ nhất và của sắt là lớn nhất => nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt
Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?
A - sai vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm