Dùng một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp là 3000 vòng, để giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 110V thì số vòng dây cuộn dây sơ cấp là
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
\( \Rightarrow \) Số vòng dây của cuộn sơ cấp là:
\({n_1} = \dfrac{{{U_1}{n_2}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{220.3000}}{{110}} = 6000\) (vòng)
Máy biến thế có tác dụng gì?
Máy biến thế có tác dụng tăng hoặc giảm hiệu điện thế (thay đổi hiệu điện thế).
Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1};{N_1} = 500\\{U_2} = 4{U_1};{N_2}\end{array} \right.\)
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{{U_1}}}{{4{U_1}}} = \dfrac{{500}}{{{N_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{500}}{{{N_2}}} = \dfrac{1}{4} \Rightarrow {N_2} = 2000\)
Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = 220V\\{U_2} = 24V\end{array} \right.\)
Áp dụng công thức máy biến áp:
\(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{220}}{{24}} = \dfrac{{55\,}}{6}\)
Với: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 3300vong\\{N_2} = 360vong\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{3300}}{{360}} = \dfrac{{55}}{6}\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 120V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng thì số vòng dây cuộn thứ cấp là
Ta có : \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow {n_2} = \dfrac{{{U_2}.{n_1}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{120.440}}{{220}} = 240\)
Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là n1 = 500 vòng và n2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U1 = 220 V. Hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là:
Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow {U_2} = \dfrac{{{n_2}}}{{{n_1}}}.{U_1} = \dfrac{{1000}}{{500}}.220 = 440V\)
Một máy phát điện xoay chiều tạo ra dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế 2kV. Để tăng hiệu điện thế lên 22kV rồi truyền tải đi xa thì tỉ số giữa hai vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến thế tương ứng là ?
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = 2kV\\{U_2} = 22kV\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{2}{{22}} = \dfrac{1}{{11}}\)
Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2 000 V. Muốn tải điện năng đi xa, người ta phải tăng hiệu điện thế lên 20 000 V. Hỏi phải dùng loại máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào ? Cuộn dây nào mắc vào hai cực của máy phát điện ?
Cách giải:
Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)
Để giảm công suất hao phí ta phải tăng U → Sử dụng máy tăng thế (có số vòng dây của cuộn thứ cấp nhiều hơn số vòng dây của cuộn sơ cấp)
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = 2000V\\{U_2} = 20000V\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{2000}}{{20000}} = \frac{1}{{10}} \Rightarrow \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{1}{{10}}\)
Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 Ω. Nếu người ta sử dụng một máy tăng áp có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 2 lần cuộn sơ cấp thì hao phí trên đường dây truyền tải là bao nhiêu
Cách giải :
Công suất hao phí ban đầu : \({P_{hp1}} = \frac{{{P^2}R}}{{U_1^2}} = \frac{{{{200000}^2}.20}}{{{{5000}^2}}} = 32000W\)
Ta có : \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{2{n_1}}} = \frac{1}{2} \Rightarrow {U_2} = 2.{U_1} = 2.5000 = 10000V\)
Công suất hao phí lúc sau : \({P_{hp1}} = \frac{{{P^2}R}}{{U_2^2}} = \frac{{{{200000}^2}.20}}{{{{10000}^2}}} = 8000W = 8kW\)
Các bộ phận chính của máy biến áp gồm:
Các bộ phận chính của máy biến áp:
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện với nhau
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây
Chọn phát biểu đúng.
A - đúng
B, C - sai vì: Không thể dùng dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) để chạy máy biến thế được
D - sai vì: Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau và một lõi sắt
Máy biến thế là thiết bị:
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện
Máy biến thế là thiết bị biến đổi hiệu điện thế xoay chiều
Máy biến thế dùng để:
Máy biến thế dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều
+ Tăng hiệu điện thế => máy tăng thế
+ Giảm hiệu điện thế => máy hạ thế
Máy biến thế có cuộn dây
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Với 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} > {U_2}} \right)\) ta có máy hạ thế
+ Khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp \(\left( {{U_1} < {U_2}} \right)\) ta có máy tăng thế
=> Cuộn dây nào cũng có thể là cuộn thứ cấp
Trong máy biến thế :
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ:
Khi đặt vào hai dầy cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì sẽ tạo ra trọng cuộn dây đó một dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành nam châm có từ trường biến thiên.
Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế:
Vì máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nghĩa là dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của ống dây dẫn biến thiên.
Trong khi đó, khi dòng điện một chiều chạy qua khung dây của máy biến thế thì từ trường sinh ra là từ trường không đổi ( nghĩa là số đường sức từ không biến thiên ), từ trường không đổi này đi qua tiết diện S của ống dây ( không thỏa mãn điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng ) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng ( ở cuộn thứ cấp ).
Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
Vì dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra một từ trường không đổi, dẫn đến số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn thứ cấp không đổi. Khi đó trong cuộn thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.