• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Cô gửi các em thêm nội dung chuẩn bị bài tuần 2 (phần Ngôn ngữ văn học). 1. Đọc các bài thơ (trích đoạn bài thơ) sau đây: 1.1. Yêu lắm trường ơi Em yêu mái trường Có hàng cây mát Xôn xao khúc nhạc Tiếng chim xanh trời. Mỗi giờ ra chơi Sân trường nhộn nhịp Hồng hào gương mặt Bạn nào cũng xinh. Yêu lớp học em Có khung cửa sổ Có bàn tay lá Quạt gió mát vào. Lời cô ngọt ngào Thấm từng trang sách... (Nguyễn Trọng Hoàn - Trích từ SGK Tiếng Việt 2, Cánh Diều, tr. 55). 1.2. Đất nước Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa ... (Nguyễn Đình Thi - Trích từ SGK Tiếng Việt 5, tr.94,95) - Xác định các biện pháp tu từ cơ bản được dùng trong các đoạn thơ trên. Nhận xét về hiệu quả của các biện pháp tu từ đó.

1 đáp án
25 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội. Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi. Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó. Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”. (Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính cảu văn bản

1 đáp án
31 lượt xem

Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội, mà men bờ sông ra ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa cảnh bom đạn và tàn phá những cái quý giá đó chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư? (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2018, tr. 46) Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích. Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?” Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm về con người của tác giả trong đoạn trích. Câu 5. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tại nhiều địa phương đã xuất hiện cây ATM gạo để chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của hiện tượng trên.

1 đáp án
31 lượt xem
1 đáp án
28 lượt xem

Đọc văn bản “Áo cũ rồi mỗi ngày thêm ngắn Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai Thương áo cũ như là thương kí ức Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim Áo con có đường khâu tay mẹ vá Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm Áo đã ở với con qua mùa qua tháng Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn Hãy biết thương lấy những manh áo cũ Để càng thương lấy mẹ của ta Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống Những gì trong năm tháng trôi qua…” ( Áo cũ, Lưu Quang Vũ) Thực hiện các yêu cầu sau : Câu 1 : Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Câu 2 : Bài thơ có hai hình ảnh thân thương. Hãy chỉ ra hai hình ảnh đó? Câu 3 : Em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ sau như thế nào? Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn Câu 4 : Hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm nào về cuộc sống? Tại sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về việc hãy biết yêu thương những gì đã cùng ta sống.

1 đáp án
22 lượt xem
1 đáp án
23 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi; đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường .” ( Ngữ văn 8 Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?( 0.5 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích .( 0.5 điểm) Câu 3: Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu trúc ngữ pháp câu đó .( 1 điểm) Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ được nói đến trong đoạn trích trên. Câu 5: Từ phần đọc- hiểu ( phần 1) , hãy viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử, trong đó có sử dụng một tình thái từ hoặc thán từ( chỉ rõ)

1 đáp án
26 lượt xem