Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về luật NHÂN-QUẢ trong đời sống

1 câu trả lời

Qua lý nhân quả cho ta thấy thực tế rằng nhân quả luôn công bằng trong cuộc sống hiện tại. Chính chúng ta làm chủ vận mạng của mình, không ai có thể thay đổi quy luật nhân quả này cả vì đó là chân lý. Hy vọng người con Phật chúng ta hiểu sâu sắc hơn về lý nhân quả để cho cuộc sống này luôn tươi đẹp trong mọi hoàn cảnh cho dù nó như thế nào đi chăng nữa.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn gặp những trường hợp bất như ý đối với mình. Và thường ta lại suy nghĩ rằng cuộc sống này luôn bất công với chúng ta! Những câu hỏi được đặt ra “Tại sao tôi ăn chay niệm Phật, làm lành, làm phước luôn giúp đỡ những người khó khăn. Đến lúc tôi gặp khó khăn tại sao không ai giúp đỡ tôi” “Tại sao người kia ăn ở không được lương thiện cho lắm nhưng họ luôn gặp may mắn” có phải chăng vấn đề nhân quả trong cuộc sống vốn không công bằng.

Dường như thuật từ “Nhân Quả” không còn xa lạ đối với mọi người nữa, dù là Phật tử hay không phải Phật tử. Cho nên ông cha ta đã cho ra đời những sản phẩm của văn hoá dân tộc như ca dao tục ngữ đượm màu “Nhân Quả” như: “Trông dưa được dưa trồng đậu được đậu” “Gieo gió gặt bảo” “Ở hiền gặp lành” “Tham thì thâm”…và còn nhiều truyện cổ tích luôn bàn bạc về ý nghĩa đó như “Ăn khế trả vàng” “Thạch Sanh Lý Thông”… Ở đây chúng ta không nói đến câu truyện kể gì? Chúng ta học được bài học gì qua câu truyện đó mới chính là thông điệp từ ngàn xưa ông cha ta muốn nhắn nhủ cho thế hệ sau này.

1. Nhân quả là gì?

Theo như “Phật học phổ thông” của HT.Thích Thiện Hoa đã định nghĩa một cách chính xác về “Nhân Quả” như sau: “Nhân” là nguyên nhân. “Quả” là kết quả, hay nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực đó. Nói một cách khác theo nghĩa đen “Nhân” là hạt, “Quả” là trái. Từ đó cho chúng ta thấy rằng “Nhân Quả” là hai trạng thái tiếp nối nhau, nếu không có nhân thì sẽ không có quả.

Trong thực tế chúng ta thấy rằng gieo hạt cam chúng ta sẽ được trái cam, gieo hạt ớt chúng ta sẽ được trái ớt. Gieo hạt ớt mà muốn được quả cam là chuyện không thể, điều này trường tồn bất biến theo thời gian không một ai được phép can thiệp vào tiến trình đi từ nhân đến quả của vạn vật cho dù là Đức Phật. Cho nên trong cuộc sống thường ngày chúng ta nên chọn những nhân tố đem đến hạnh phúc, an lac, thảnh thơi nhất mà chúng ta có thể để cuộc sống luôn tươi đẹp không nhuốm màu hoen úa của nổi khổ niềm đau.

Vì lý do đó chúng ta thấy cuộc sống này do chính chúng ta làm chủ, tự mình định đoạt vận mệnh của mình không có một thần thánh hay đấng quyền năng nào có thể ban phước hay giáng hoạ cho chúng ta cả: tự bạn đem lại hạnh phúc cho chính mình, tự bạn chuốc lấy khổ đau cho chính mình. An lạc hạnh phúc do chính bạn chọn vì vậy hãy chọn cho mình những hạt giống tốt đẹp gieo vào mảnh đất tâm để cho cuộc sống luôn tươi sáng.

Vừa qua chúng ta đã thấy sự hình thành của nhân quả ở giai đoạn đầu là “Nhân nào quả đó”. “Nhân quả” có một hình thức cấp tiến hơn để cho chúng ta hiểu sâu hơn về lý nhân quả mà Đức Phật đã tìm ra cho tất cả nhân loại.

2. Nhân quả theo Duy Thức Học

Theo “Duy thức học” nói lên tính chất của nhân quả ở cấp độ cao hơn, quá trình chuyển sinh từ nhân đến quả cần phải có một thời gian nhất định. Có ba quá trình căn bản mà nhân quả phải trải qua như sau: “Dị thời nhi thục” “Dị loại nhi thục” “Biến dị nhi thục”.

“Dị thời nhi thục” là khác thời mà chín. Như đã nói ở trên cần phải có thời gian trong quá trình chuyển sinh của nhân quả. Có ba loại thời gian để hình thành nên tính chất của nhân quả như sau:

“Hiện báo” là đời này làm đời này trả. Lấy hình ảnh thực tế từ truyền thông xã hội thông qua mục an toàn trật tự xã hội. Chúng ta thấy rằng những đối tượng phạm pháp và những hành động vi phạm pháp luật sẽ bị trừng trị thích đáng.

“Sanh báo” là đời này làm một đời sau trả. Qua thân xác tứ đại này chúng ta thấy rằng mình hạnh phúc hay khổ đau là do nhân tố đời trước chúng ta đã gieo và ở hiện kiếp này chúng ta được cái gì? Tự mình có thể soi xét hình ảnh ấy phản chiếu qua tấm gương nhân quả hằng ngày.

“Hậu báo” là đời này làm nhiều đời sau trả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh này qua bộ “Từ bi thuỷ sám” do ngài Ngộ Đạt quốc sư biên soạn. Bộ sám pháp này có liên quan đến câu truyện ngài Ngộ Đạt bị mục ghẻ hình mặt người báo oán, do giết nhầm người ở các kiếp trước, ở kiếp này kiếp thứ mười ngài ấy đã nhân lấy hậu quả như vậy.

“Dị loại nhi thục” là khác loại mà chín. Ở đây chúng ta thấy rằng quả cam hình thành từ những thứ không phải cam. Nói có vẻ không đúng nhưng nhìn xâu hơn thì đó mới là chân lý mà Đức Phật giác ngộ dưới cội bồ đề. Quả cam hình thành do nhìu nhân tố được gọi là “Duyên” đất, nước, phân bón, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, có cả công sức của người nông phu ,…. Nhiều duyên kết hợp lại sẽ cho ra quả cam như chúng ta mong muốn. Nếu thiếu một duyên như vậy cũng sẽ có kết quả nhưng không như ý chúng ta mong muốn. Từ đây sẽ làm sáng tỏ hơn tính chất của “Biến dị nhi thục”

“Biến dị nhi thục” là biến đổi tính chất đi mà chín. Thực tế ta có thể thấy rằng một muỗng muối chúng ta bỏ vào một ly nước thì nó sẽ mặn, nhưng bỏ vào một hồ lớn nó sẽ không thay đổi vị mặn trong nước nhưng tính chất muối vẫn còn. Ở đây chúng ta thấy được rằng nếu một người tạo tác nghiệp ác nhưng hối hận thì tiến trình trổ quả ác sẽ chậm lại chứ không mất đi. Còn đang hành động thiện nhưng nôn nóng kết quả của nó cố gắng tìm mọi cách bất chấp đó là việc gì để có kết quả thì sẽ cho chúng ta kết quả ngược lại.

Thấy người ta sống không lương thiện sao không bị tác động của nhân quả rồi mình thấy vậy cũng thay đổi làm y như thế thì lại nhận hậu quả xấu nhanh hơn. Vì sao? Vì do nhiều đời trước người ấy đã tạo thiện duyên quá lớn, còn chúng ta thiện duyên quá ít. Không phải ta làm thiện mà không có kết quả chẳng qua chúng ta cần kiên trì tích luỹ để một đời hoặc nhìu đời sau mới có kết quả lành. Trong phần “Dị loại nhi thục” chúng ta đã thấy nhân quả phải cần có thời gian và trải qua ba quá trình.