hỏi: “...Hơn 500 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây ra nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng không làm giảm tinh thần vì cộng đồng của lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tôi cảm nhận được tinh thần của những phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang", "Năm xung phong"… của những năm xưa như càng lan tỏa mạnh mẽ hơn trong lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các anh, các chị "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Nhân dân và Tổ quốc cần". Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ. Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sĩ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch… Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng…” (Trích “Thư động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch” của thủ tướng Phạm Minh Chính) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên Câu 2: Theo thủ tướng, trong thời gian qua, lực lượng y tế đã chịu những vất vả, thiệt thòi như thế nào? Câu 3: Tìm và chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong đoạn văn thứ 5? Phân tích tác dụng của nó. Câu 4: Thông điệp mà em thấy có ý nghĩa nhất từ đoạn văn bản trên là gì?
1 câu trả lời
I/. Đọc - hiểu.
Câu 1: - Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ.
+, Chính Luận.
Câu 2: - Theo thủ tướng, những ngày qua, lực lượng y tế đã chịu những vất vả, thiệt thòi như sau. +, Mặc bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa.
+, Nhiều tháng không về nhà vì phải do canh gác nơi biên giới.
+, Đêm quên ngủ.
+, Ngày quên ăn.
+, Tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ.
Câu 3: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
+, Nói quá "Lây lan".
- Tác dụng: Trong văn học, nói quá là một biện pháp tu từ được sử dụng với chức năng nhận thức, nói sâu hơn về bản chất đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe.
Nói quá trong văn học không phải là nói sai sự thật, nói dối mà chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói thêm sinh động.
Câu 4: - Thông điệp mà em thấy có ý nghĩa nhất từ đoạn văn bản là Những "anh Bộ đội Cụ Hồ", những "chiến sĩ Công an nhân dân" không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho Nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch…