gió nói với chiếc lá úa: ''Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá Màu vàng của mi trong khoảng khắc này Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai phanh Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió ''CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sao đó mới biết rằng em đẹp'' Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ Cô gái nói với ông già: ''Bố đẹp lão quá ! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kì khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái. (lời nói dối-Trang Thế Hy, Thivien.net) Câu 1: xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng đã đem lại điều gì cho người vợ Câu 3: Anh/chị hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kì khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi sinh Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về câu Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái soạn giúp mk hứa vote 5 sao và ctlhn

1 câu trả lời

1. Thể thơ tự do (Thơ không vần)

2. Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng đã đem lại niềm vui, niềm hạn phúc cho người vợ trẻ.

3. Trong câu thơ: "Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kì khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi sinh" đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh qua hai hình ảnh: "ông già" được so sánh với "cây kiểng còi""việc ông uống lời nói dối của cô con gái" được so sánh với "việc uống giọt nước thần có dược chất hồi sinh". "cây kiểng còi" thứ cây dùng để trang trí nhưng lại gầy guộc, cong queo, còi cọc thiếu đi sức sống. Người đàn ông đã già cũng như thứ cây không còn sức sống ấy.  Thế nhưng, chỉ một lời "nói dối" của cô con gái nhỏ đã khiến ông như được hồi sinh, tràn đầy nhựa sống. Lời nói ấy đã mang lại những phút giây vui sướng, hạnh phúc trong ông. Việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ trên giúp làm cho hình ảnh thơ hiện lên chân thực, giàu sức thuyết phục. Giúp nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của những lời "nói dối nhân ái", chúng sẽ khiến một con người già cỗi được thổi bùng lên sức sống để hồi sinh.

4. "Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái"

Trong những câu thơ trên, nhà thơ đã nhấn mạnh về những ý nghĩa của những "lòi nói dối nhân ái", tức là lời nói dối xuất phát từ tấm lòng nhân đạo trong mỗi con người, chính vì vậy nó sẽcmang đến những ý nghĩa đầy tính nhân văn, đầy tình người. "Lòi nói dối không nhân ái" là lời nói dối mang ý nghĩ tiêu cực, xuất phát từ những mục đích xấu. Những lời nói dối ấy sẽ gây nguy hại tới cuộc sống của bản thân cũng như những người xung quanh. Đáng buồn thay, xong quang cuộc sống của chúng ta vẫn con tồn tại rất nhiều những lời nói dối "không nhân ái". 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm