Sân ga Thanh Hóa chiều mưa đổ Một người mẹ dắt con Một em bé mắt tròn đen láy Một bàn tay run run chìa ra đấy Một thều thào như nói với riêng tôi : "ơi các ông,các bà, các anh, các chị ai làm ơn nuôi cháu nên người "? Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy với bàn tay run rẩy chìa ra đấy? tôi nhận ra bàn tay vàng móng ấy tay cấy cày làm hạt gạo nuôi tôi Bây giờ đồng trắng nước trôi bàn tay chìa vào mặt tôi gấp gáp hay là chính mẹ tôi từ trong lòng đất dắt đất lên để thử lòng tôi chăng? Tôi giấu mặt vào giữa đám đông tay lần mãi cái hầu bao rỗng lép chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ đẹp trả vào cái lòng tay trũng như đồng đang ngửa lên? Thực hiện yêu cầu sau: C1: đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì C2: trong đoạn trích thơ, nhân vật trữ tình "tôi"đã nhìn thấy hình ảnh những ai C3: anh chị cảm nhận như thế nào về hình ảnh "cái nhìn đen láy"và "bàn tay run run " trong hai dòng thơ : Trả lời thế nào với cái nhìn đen láy với bàn tay run run chìa ra đấy? C4: những dòng thơ sau đã thể hiện cảm xúc, suy nghĩ gì của nhà thơ? Tôi giấu mặt vào giữa đám đông tay lần mãi cái hầu bao rỗng lép chả lẽ moi ra một nhúm ngôn từ chật hẹp trả vào cái lòng tay trũng như đồng chiêm đang ngửa lên Ai giúp với em với!

1 câu trả lời

Câu 1.

- Những từ láy miêu tả mẹ con người ăn xin: lay láy, run rẩy, thều thào, run run, gấp gáp.

- Tác dụng:

 + Khắc họa hình ảnh em gái hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu.

 + Làm nổi bật tình cảnh người ăn xin khốn khổ, đói khát, đáng thương, đang khẩn cầu sự giúp đỡ của mọi người.

(Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)

Câu 2.

- Nhân vật trữ tình đã nhận ra: Bàn tay vàng óng (chìa ra) chính là bàn tay cấy cày làm nên gạo nuôi mình.

(Nếu Hs trích nguyên văn câu thơ chỉ cho ½ số điểm)

Câu 3.

- Tình huống khó xử khiến nhà thơ bộc lộ cảm xúc: Tìm mãi  không có gì để giúp đỡ mẹ con người ăn xin (tay lần mãi hầu bao rỗng lép).

Câu 4.

- Ý nghĩa của những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm:

+ Những câu thơ có sử dụng dấu hỏi chấm đã giúp nhân vật trữ tình bộc lộ sâu sắc cảm xúc của bản thân và tình cảnh đáng thương của người ăn xin.

+ Diễn tả sự cầu khẩn tha thiết của người ăn xin.

+ Bộc lộ cảm xúc suy tư, niềm băn khoăn trăn trở của nhân vật trữ tình trước lời cầu khẩn của người ăn xin.

+ Thể hiện nỗi niềm hoài vọng về hình ảnh người mẹ đã mất của mình.

Câu 5.

* Yêu cầu:

- Hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận văn học, giới hạn khoảng 10 đến 15 dòng, liên kết mạch lạc, văn viết giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.

 - Nội dung: Cảm nhận khổ thơ cuối, cơ bản đảm bảo các ý sau:

+ Khổ thơ cuối đã diễn tả xúc động niềm băn khoăn trăn trở của nhà thơ trước lời cầu khẩn của người ăn xin. (0,5 điểm)

+ Câu hỏi tu từ mở đầu khổ thơ như một niềm ám ảnh, xót xa day dứt trong lòng nhà thơ. Cách xưng hô (nuôi giúp) mẹ (đứa em) càng khiến cho lời khẩn cầu thêm tha thiết trĩu nặng, chạm vào sâu thẳm trái tim của nhà thơ, cũng như biết bao người; gợi tình người, tình gia đình gắn bó yêu thương. (1,5 điểm)

+ Trước cảnh ngộ đang rất cần được giúp đỡ của người ăn xin, nhà thơ phải đối diện với thực tại của chính mình: chữ nghĩa không sàng thành gạo, trong túi chỉ còn lạo sạo vài bài thơ. Chỉ có chữ nghĩa, chỉ có thơ thì làm sao có thể giúp mẹ nuôi em. Đó là sự trớ trêu, phũ phàng, nỗi trăn trở, day dứt trong lòng nhà thơ. (1,0 điểm)

+ Khổ thơ cuối hàm súc, hình ảnh chân thực gợi bao suy nghĩ: chữ nghĩa, thơ là biểu tượng cho cái đẹp, cho tình người, nhưng khi đối diện với thực tại đời sống (em bé đang cần được nuôi) thì chữ nghĩa và thơ đôi khi lại trở nên bất lực. (1,0 điểm)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm