Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150 chữ )trình bài suy nghĩ của anh/chị về sự kiên trì nổ lực của bản thân
2 câu trả lời
Lòng kiên nhẫn là phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Kiên nhẫn có nghĩa là trạng thái thể hiện sự chịu đựng, cố gắng không ngừng, không vội vàng, hấp tấp, không dễ dàng bỏ cuộc. Những người kiên nhẫn thường sẽ điềm đạm, sâu sắc và sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Điều này đã được cha ông ta đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ như "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Kiến tha lâu cũng đầy tủ", "Tích tiểu thành đại, góp gió thành bão". Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ nhỏ. Song cậu bé năm xưa đã vô cùng nhẫn nại khi không quản khó nhọc tập luyện viết bằng hai chân. Để rồi khi lớn lên, cậu bé ấy đã trở thành nhà giáo ưu tú bao người ngưỡng mộ. Nếu ta bồng bột, nông nổi, mọi sự rồi cũng "xôi hỏng bỏng không". Do đó, trước bất cứ vấn đề gì, chúng ta cũng cần suy nghĩ cẩn trọng và thực hiện nó một cách kiên trì, bền bỉ. Khi ta dễ dàng bỏ cuộc, thành công không bao giờ mỉm cười với chúng ta. Mỗi chúng ta hãy luôn nỗ lực học tập, rèn luyện thật chăm chỉ, lòng kiên nhẫn chính là sức mạnh đưa ta đến vùng trời ước mơ.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.