Ac làm giúp em câu này với ạ :(( Câu 3: “Anh chị hiểu thế nào khi tác giả nói rằng: “sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành, cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân”? Câu 4: Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến: “dạy sự tử tế không bao giờ là trễ”?

2 câu trả lời

Đáp án

 - Ý kiến trên có nghĩa là sự tử tế mà con người có được phải nhờ vào sự thay đổi bản thân thông qua quá trình tiếp nhận những lời dạy của cha mẹ, nhà trường… hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự tử tế không tự nhiên có mà do ý thức của mỗi chúng ta và được tích luy trong quá trình chúng ta sống và trải nghiệm.

Con người đến với thế giới này đều là bình đẳng. Việc cư xử giữa người với người cần có sự công bằng không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Thế nên đừng tiết kiệm hành động tử tế giữa người với người. Vì " sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu để dành" ai cũng xứng đáng nhận được điều tử tế của người khác. Bên cạnh đó, sựu tử tế "cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân ?" . Mọi đứa trẻ sinh ra trên đời đều là một trang giấy trắng. Mọi hành vi tốt xấu của một con người cần một quá trình uốn nắn dài lâu. Sự tử tế không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Mà là bắt nguồn từ hạt giống của lòng tốt bụng rồi phát triển thành hành vi hào hiệp nho nhỏ. Hãy học tập rèn luyện hằng ngày. Việc đối xử nhã nhặn với những người bạn gặp mỗi ngày là điều dễ làm nhất và đón nhận ấm áp nhất trong số hành động tử tế. Từ việc mỉm cười hòa nhã với những người xung quanh hay giúp xa lạ đẩy xe hàng. Việc tử tế không nhất thiết phải có động cơ mà đó sẽ trở thành đạo đức của một con người. Bạn tử tế chỉ vì bạn muốn tử tế thế thôi

Câu hỏi trong lớp Xem thêm