Ngữ pháp - Quá khứ tiếp diễn

I- CẤU TRÚC CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

1. Khẳng định:  S + was/were + V-ing

Trong đó:   S (subject): chủ ngữ

                 V-ing: động từ thêm “–ing”

CHÚ Ý:

- S = I/ He/ She/ It  + was

- S = We/ You/ They + were

Ví dụ:

- She was cooking dinner at 5 p.m yesterday.(Cô ấy đang nấu bữa tối vào lúc 5h chiều hôm qua)

- They were playing badminton when I came yesterday. (Họ đang chơi cầu lông khi tôi đến ngày hôm qua.)

 

2. Phủ định:   S + wasn’t/ weren’t + V-ing

Câu phủ định tả chỉ cần thêm “not” ngay sau “to be”.

CHÚ Ý:

- was not = wasn’t

- were not = weren’t

Ví dụ:

- He wasn’t working when his boss came yesterday. (Anh ta đang không làm việc khi sếp đến vào ngày hôm qua.)

- We weren’t watching TV at 9 p.m yesterday. (Chúng tôi không xem TV vào lúc 9h tối qua.)

 

3. Câu hỏi: Was/ Were + S + V-ing ?

Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was. – No, I/ he/ she/ it + wasn’t.

             Yes, we/ you/ they + were. – No, we/ you/ they + weren’t.

Câu hỏi ta chỉ cần đảo “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ:

- Was your mother going to the market at 7 a.m yesterday? (Mẹ của bạn có đi chợ vào 7h sáng qua không?)

Yes, she was./ No, she wasn’t.

- Were they staying with you when I called you yesterday? (Họ có đang ở với bạn khi tôi gọi không?)

Yes, they were./ No, they weren’t.

 

II- CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

1. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.

Ví dụ:

- At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.)

Ta thấy “lúc 12h ngày hôm qua” là một giờ cụ thể trong quá khứ, vào tại thời điểm này thì việc “ăn trưa” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.

- At this time 2 days ago, I was travelling in America. (Vào thời gian này cách đây 2 ngày, tôi đang du lịch bên Mỹ.)

Ta thấy “vào thời gian này cách đây 2 ngày” là một thời gian cụ thể trong quá khứ, vào thời điểm này thì việc “du lịch” đang diễn ra nên ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn. 

 

2. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào.

- Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn.

Ví dụ:

- He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.)

Ta thấy có hai hành động đều xảy ra trong quá khứ: “tán gẫu với bạn” và “mẹ vào phòng”. Vào thời điểm đó hành động “tán gẫu với bạn” đang diễn ra thì bị xen ngang bởi hành động “mẹ vào phòng”. Vậy hành động đang diễn ra ta sẽ chia thì quá khứ tiếp diễn.

- They were working when we got there. (Họ đang làm việc khi chúng tôi tới đó.)

Ta thấy hành động “làm việc” đang diễn ra và hành động “chúng tôi đến” xen vào. Hai hành động này đều xảy ra trong quá khứ.

 

3. Diễn tả hai hành động đồng thời xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trong câu có “while”.

Tại một thời điểm trong quá khứ khi có 2 hành động đồng thời đang diễn ra sẽ chia cả hai hành động đó ở thì quá khứ tiếp diễn.

Ví dụ:

- My mother was cooking lunch while my father was cleaning the floor at 10 am yesterday. (Mẹ tôi đang nấu ăn trong khi bố tôi đang lau nhà lúc 10h sang hôm qua.)

- I was studying English while my brother was listening to music last night. (Tôi đang học tiếng Anh trong khi anh trai tôi đang nghe nhạc tối hôm qua.)

 

III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

+ Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ kèm theo thời điểm xác định.

- at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)

- at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)

- in + năm (in 2000, in 2005)

- in the past (trong quá khứ)

+ Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.

 

IV- CÁC CHÚ Ý KHI THÊM ĐUÔI “-ING”.

Thông thường ta chỉ cần cộng thêm “-ing” vào sau động từ. Nhưng có một số chú ý như sau:

1. Với động từ tận cùng là MỘT chữ “e”:

- Ta bỏ “e” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ:

write – writing                     

type – typing            

come – coming

- Tận cùng là HAI chữ “e” ta không bỏ “e” mà vẫn thêm “-ing” bình thường.

Ví dụ:

agree – agreeing                  

see – seeing

2. Với động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT PHỤ ÂM, trước là MỘT NGUYÊN ÂM

- Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing”.

Ví dụ:            

stop – stopping                    

get – getting             

put – putting

- CHÚ Ý:

Các trường hợp ngoại lệ:

beggin – beginning               travel – travelling               

prefer – preferring              permit – permitting

3. Với động từ tận cùng là “ie”

- Ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ:             lie – lying                  die – dying