Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII

Kinh tế thời kì này có sự đối lập giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Ngoài có sự khủng hoảng, Đảng Trong nhờ những chính sách tích cực của chúa Nguyễn đã có sự phát triển nhất định. Thời kì này, Nho giáo vẫn được đề cao, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế gắn liền với sự phát triển của văn hóa chữ Hán. Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển. Đồng thời thế kỉ XVII có sự ra đời chữ quốc ngữ.

I. KINH TẾ

1. Nông nghiệp

Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

+ Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

+ Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

+ Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh - Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

Nông nghiệp ở Đàng Trong:

+ Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng -> hình thành tầng lớp địa chủ lớn. 

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

+ Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

*Nguyên nhân nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển:

- Do chiến tranh giữa các thế lực phong kiến.

- Do nhà nước không quan tâm đến thuỷ lợi, đê điều.

- Do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng nghiêm trọng.

- Do nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi.

*Nguyên nhân nông nghiệp ở Đang Trong phát triển do:

- Diện tích không ngừng mở rộng - khai hoang, lập ấp...

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

a. Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

b. Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiên các chợ làng, chợ huyện. 

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên -Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

- Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

II. VĂN HÓA

1. Tôn giáo

- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

- Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian

-  Các thế kỉ XVI – XVII:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh, có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...

- Sang nửa đầu thế kỉ XVIII:

+ Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...

+ Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào:

/ Phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả những lạc quan của nhân dân.

/ Lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.