Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nhà Minh đã thiết lập chính quyền thống trị trên khắp đất nước ta, thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Thời kì này, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.

*Âm mưu:

- Nêu khẩu hiệu “Phù Trần diệt Hồ”.

- Chuẩn bị: 20 vạn quân + hàng chục vạn phu.

*Diễn biến:

- Tháng 11-1406, quân Minh kéo quân sang xâm lược nước ta.

- Nhanh chóng chiếm được: Lạng Sơn => Đa Bang => Đông Đô => Hà Tĩnh (Nhà Hồ thất bại vào tháng 6-1407)

*Nguyên nhân thất bại:

- Không tạo nên được 1 cuộc chiến tranh nhân dân.

- Chính sách của nhà Hồ không hợp lòng dân.

- Thiên về phòng thủ, bị động.

2. Chính sách cai trị của nhà Minh

a. Chính trị:

- Xóa bỏ quốc hiệu

- Đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ.

- Sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

b. Kinh tế

- Vơ vét sản vật.

- Công nạp sản vật quý hiếm.

- Hàng trăm thứ thuế vô lí.

c. Văn hóa

- Bỏ phong tục tập quán.

- Đốt sách quý và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

=> Đây là chính sách “Đồng hóa” của Trung Quốc đối với nước ta.

3. Những cuộc khởi nghĩa cùa quý tộc nhà Trần

- Địa bàn: rộng khắp ở vùng biển, trung du và miền núi.

Câu hỏi trong bài