III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1. Hạ thành Phú Xuân - tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh
- Tháng 6 - 1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc.
- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
- Ý nghĩa việc Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài :
+ Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
+ Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản – Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh từ đó lộng quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh. Vũ Văn Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. - - - Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ lại ra Bắc diệt Nhậm.
- Các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đảng Ngoài.