Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Từ giữa thế kỉ XV, do nhu cầu của sản xuất, các cuộc phát kiến địa lí diễn ra góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu và đem lại cho giai cấp tư sản những nguồn lợi khổng lồ. Sự ra đời của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản và quan hệ giữa hai giai cấp này đánh dấu sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

- Nguyên nhân:

 + Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu thị trường.

+ Con đường sang phương Đông bị người Ảrập chiếm.

 + Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện

- Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:

- Kết quả:

+ Tìm ra những con đường nối liền các Châu lục.

+ Đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.

+ Đặt cơ sở mở rộng thị trường.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng giao thông và tri thức

+ Tạo nên quá trình tích luỹ tư bản cho tư sản Châu Âu.

2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản

a. Sự ra đời của giai cấp tư sản

- Quý tộc và thương nhân giàu có nhờ cướp bóc tài nguyên, của cải

- Mở rộng kinh doanh, lập đồn điền => Bóc lột lao động làm thuê. Họ ra sức mở rộng, kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.  

=> Những chủ xưởng, chủ điền điền và thương nhân giàu có trở thành giai cấp tư sản: có vốn + nhân công

b. Sự ra đời của giai cấp vô sản

- Những nông nô bị tước đoạt ruộng đất, làm trong các xí nghiệp tư sản

=> Tư sản bóc lột vô sản. Quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa ra đời.

 

Câu hỏi trong bài