Nước Đại Việt thế kỉ XIII

Sau khi thành lập vào năm 1226 nhà Trần chú trọng xây dựng và củng cố chế độ phong kiến tập quyền. Nhà Trần ban hành bộ luật mới có tên là Quốc triều hình luật – tăng cường và hoàn thiện hơn so với thời Lý. Đồng thời, nhà Trần vẫn xây dựng quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”, củng cố quốc phòng và thực hiện nhiều chính sách tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế.

I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

1. Nhà Lý sụp đổ

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu:

+ Vua, quan ăn chơi, không chăm lo thế sự.

+ Lụt lội, hạn hán, mất mùa thường xuyên.

+ Nhân dân khởi nghĩa.

+ Các thế lực cát cứ nổi dậy.

=> Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các thế lực nổi loạn.

- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

=> Nhà Trần thành lập.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Thể chế quân chủ trung ương tập quyền, gốm 3 cấp:

+ Triều đình:

+ Đơn bị hành chính trung gian: 12 lộ (An phủ sứ), phủ (tri phủ), huyện, châu (tri châu, tri huyện).

+ Cấp hành chính cơ sở: xã (xã quan).

- Quý tộc nhà Trần nắm giữ chức vụ quan trọng.

- Đặt chức quan chuyên môn: Thái y viện, Quốc sử viện, Hà đê sứ.

3. Pháp luật thời Trần

- Ban hành Quốc triều hình luật.

- Nội dung:

+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.

+ Xác nhận, bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

+ Quy định mua bán ruộng đất.

- Đặt Thẩm hình viện để xét việc kiện cáo.

- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.

=> Tiến bộ trong luật pháp và việc quản lí đất nước.

II. XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ KINH TẾ

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng

- Gồm: cấm quân và quân ở các lộ.

- Chủ trương: Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Chính sách: “Ngụ binh ư nông”.

- Cử tướng giỏi đóng ở các vị trí hiểm yếu.

- Vua Trần thường xuyên đi tuần tra.

- Các tướng lĩnh giỏi: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật, ….

2. Phục hồi và phát triển kinh tế

* Nông nghiệp:

- Khai hoang, đắp đê, nạp vét kênh mương.

- Đặt chức quan coi việc đê điều (Hà đê sứ)

Vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh Nhĩ, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Kinh tế nông nghiệp phát triển.

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước: gốm, dệt, vũ khí.

- Thủ công nghiệp dân gian: đúc đồng, giấy, …

* Thương nghiệp:

- Nội thương: làng, xã, chợ, kinh thành đã có 61 phố phường.

- Ngoại thương mở mang: Vân Đồn (Quảng Ninh); Hội Thống (Hà Tĩnh); …