I. Giai đoạn thứ nhất (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
- Âm mưu: Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Hành động:
+ Xúi giục Champa đánh từ phía nam
+ Phía Bắc ngăn cản buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
=> Làm suy yếu lực lượng của nhà Lý.
2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.
a. Sự chuẩn bị
- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội.
+ Tập luyện, sẵn sàng chiến đấu
+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Cham-pa.
- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
b. Diễn biến
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
c. Kết quả
Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
d. Ý nghĩa:
- Tống suy yếu, bị động, lúng túng
- Củng cố tinh thần của nhân dân.
II. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)
1. Kháng chiến bùng nổ
- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
- Bố trí lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy.
- Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.
a) Diễn biến
- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn phu.
- Đầu 1077, 30 vạn Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.
- Lý Kế Nguyên đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.
b) Kết quả
Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
a) Diễn biến
b) Kết quả
- Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng.
- Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà, Tống rút về nước.
c) Nguyên nhân thắng lợi
- Chủ động: tiến công + phòng thủ.
- Cách kết thúc chiến tranh khôn khéo
- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
d, Ý nghĩa
- Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.