1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
- Cuối thế kỉ V, người Giec-man xâm chiếm Rô-Ma, tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nên nhiều vương quốc mới.
- Người Giéc-man cướp ruộng đất, phong tước vị cho các quý tộc.
- Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến: vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Có quyền thế, rất giàu có.
+ Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
* Khái niệm:
Là vùng đất riêng biệt do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài, thành quách, ruộng đất…
* Đời sống trong lãnh địa:
* Đặc điểm kinh tế:
Tự cung tự cấp, không trao đổi bên ngoài.
3. Thành thị trung đại
a. Lãnh địa
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.
- Trong lãnh địa:
+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.
+ Nông nô chỉ phải mua hai thứ là muối và sắt.
+ Không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Mỗi nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm 1 nghề thủ công nào đó.
b. Thành thị
* Nguyên nhân
- Cuối XI, sản xuất phát triển hàng hóa đem đi trao đổi ở nơi đông người để bán và lập xưởng sản xuất => thị trấn được thành lập => phát triển thành các thành phố lớn (thành thị)
* Tổ chức của thành thị
- Bộ mặt: Phố xá nhà cửa … là trung tâm trao đổi buôn bán
- Các tầng lớp: Thợ thủ công và thương nhân
+ Lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
+ Tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
- Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế hàng hoá
* Vai trò của thành thị: Thúc đẩy xã hội phát triển.