I. Tình hình chính trị, quân sự
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
* Chính sách:
- Phong vương cho các con
- Cử tướng lĩnh nắm chức vụ quan trọng.
- Dựng cung điện, đúc tiền.
- Xử phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội
- Đối ngoại: giao hảo với nhà Tống
=> Đời sống xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
* Sự thành lập của nhà Lê.
- Năm 979 Đinh Tiên Hoàng mất, Lê Hoàn làm phụ chính cho vua Đinh Toàn (còn nhỏ tuổi)
- Nhà Tống lăm le xâm lược Đại Cồ Việt, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, nhà tiền Lê thành lập.
*Tổ chức bộ máy nhà nước:
*Quân đội:
- Gồm 10 đạo.
- Hai bộ phận:
+ Cấm quân (quân của triều đình): bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân địa phương: đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.
3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
- Tống suy yếu
=> Nhà Tống xâm lược để củng cố đất nước
* Diễn biến:
- Địch: Đầu 981, quân Tống theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta
- Ta: Chặn đánh quân thuỷ ở sông Bạch Đằng. Diệt cánh quân bộ ở biên giới phía Bắc thắng lợi
* Kết quả, ý nghĩa:
- Thắng lợi, truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
- Khẳng định quyền làm chủ đất nước
- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, củng cố nền độc lập.
- Chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
II. Tình hình kinh tế, văn hóa
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
* Nông nghiệp:
+ Chia ruộng đất; khẩn đất hoang, mở mang thuỷ lợi, đào vét kênh ngòi.
+ Tổ chức Lễ cày tịch điền => Khuyến khích sản xuất
*Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo.
- Thủ công nghiệp: dệt, gốm, làm giấy...
*Thương nghiệp: chợ làng quê được hình thành, trao đổi hàng hoá với nhà Tống.
2. Đời sống xã hội - văn hóa
a. Xã hội.
- Giai cấp thống trị: Vua, quan lại (quan văn, quan võ) và một số nhà sư
- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công.
- Thấp kém nhất là nô tỳ, số lượng không nhiều.
b.Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể
- Đạo Phật phát triển; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)
- Văn hóa dân gian phát triển: Nhảy múa, đua thuyền, vật…