Ở Đàng Ngoài, việc cường hào đem cầm bán ruộng công có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nông dân?
Ở Đàng Ngoài, khi bọn cường hào đem cầm bán ruộng công, người nông dân mất đất, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam và vùng Thanh – Nghệ. Nhân dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.
Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong có tác động như thế nào đến tình hình xã hội từ thế kỉ XVI đến XVIII?
Sự phát triển nông nghiệp Đàng Trong đã dẫn đến hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất.
Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất mặt hàng gì?
Bát Tràng là làng nghề chuyên sản xuất gốm ở Thăng Long.
Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong vào thế kỉ XVII có tên là
Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh…đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.
Một trong những đề tài chính của văn học chữ Nôm trong các thế kỉ XVI – XVII là gì?
Văn học chữ Nôm thế kỉ XVI – XVII xuất hiện ngày càng nhiều. Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội và bộ máy quan lại đương thời.
Biểu hiện nào chứng tỏ buôn bán nước ta phát triển mạnh ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI đến XVII?
Từ các thế kỉ XVI – XVII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thường xuyên họp theo phiên. Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.
Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu
Từ thế kỉ XVII, nhằm phục vụ cho quá trình truyền đạo các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trên cơ sở dùng chữ La-tinh để ghi âm tiếng việt
Phật giáo nước ta trong thế kỉ XVI - XVIII có điểm gì nổi bật?
Trong thế kỉ XVI-XVIII, Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi và tiếp tục phát triển.
Vì sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn so với Đàng Ngoài?
Nhờ chính sách của chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển hơn so với Đàng Ngoài.
- Chính sách của chúa Nguyễn:
+ Khuyến khích khai hoang.
+ Cho phép biến ruộng khai hoang được thành ruộng tư.
+ Miễn giảm tô thuế
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, màu mỡ
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đô thị ở nước ta trong thế kỉ XVII?
- Nguyên nhân chính dẫn tới sự xuất hiện của các đô thị trong thế kỉ XVII là do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nghề thủ công nghiệp phát triển đã thúc đẩy việc buôn bán được mở rộng ở cả trong và ngoài nước
Chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì so với chữ Hán và chữ Nôm?
- Chữ quốc ngữ là chữ viết được tạo ra trên cơ sở dùng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng việt. Loại chữ này tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến vì có thể ghép với nhau linh hoạt
- Còn chữ Hán và chữ Nôm là chữ tượng hình, nhiều nét, khó phổ biến rộng rãi
Vị trạng nguyên nào là người được mệnh danh là người “lo trước những việc lo của thiên hạ”?
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học, người đương thời quen gọi ông là Trạng Trình.
- Ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị Đại Việt qua những lời “sấm trạng Trình”, được mệnh danh là người “lo trước những việc lo của thiên hạ”
+ Khuyên chúa Trịnh giữ lại nhà Lê với câu nói “giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”
+ Khuyên chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận- Quảng: “Hoàng Sơn nhất đái/ Vạn đại dung thân”
Vì sao chúa Nguyễn và chúa Trịnh lại ngăn cấm các giáo sĩ truyền bá đạo Thiên Chúa vào Đại Việt?
- Chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, coi vua là đấng tối cao, là con của trời sai xuống để cai trị thiên hạ.
- Tư tưởng của thiên chúa giáo coi Chúa Jesu là đấng tối cao, sáng tạo ra muôn loài.
=> Tư tưởng thiên chúa giáo khi du nhập vào Việt Nam không phù hợp với các cai trị của nhà nước, có thể làm lung lay nền thống trị của nhà nước nên các chúa đã tìm cách ngăn cấm các giáo sĩ truyền đạo.
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự hưng thịnh của các đô thị ở Đại Việt trong thế kỉ XVII?
Vào các thế kỉ XV - XVI, trên thế giới diễn ra các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra con đường mới, tạo điều kiện giao lưu buôn bán giữa phương Đông và phương Tây thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn tới sự hưng thịnh của các đô thị trong thế kỉ XVII
Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến đến sự phát triển cao của nghệ thuật dân gian trong thế kỉ XVI đến XVIII?
Nghệ thuật dân gian thời kì thế kỉ XVI đến XIII phát triển cao, vì:
- Đây là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển cao của nghệ thuật dân gian
- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.
- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền, …
Công trình điêu khắc nào ở Bắc Ninh là minh chứng điển hình cho sự phát triển của nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI đến XVIII?
Nổi tiếng nhất ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) minh chứng cho sự phát triển của nghệ thuật dân gian thời kì thế kỉ XVI đến XVIII là: Tượng Phật Bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay. Trên bức tượng, cánh tay xòa ra uyển chuyển như động tác múa. Những bàn tay nhỏ sắp xếp như ánh hào quang tỏa ra xung quang. Bức tượng có vẻ đẹp tự nhiên mềm mại.