Cái cớ nhà Nguyên sử dụng để đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì?
Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần 2, nhà Nguyên đã yêu cầu Đại Việt cho mượn đường để chinh phạt Champa. Đây thực chất chỉ là cái cớ cho hành động xâm lược của chúng
Ai là người được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
Trần Quốc Tuấn là người được vua Trần tin tưởng giao trọng trách Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc kháng chống Mông Nguyên lần 2 (1285). Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Ai là tổng chỉ huy quân Nguyên trong lần thứ hai xâm lược Đại Việt (1285)?
Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan Tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những bô lão có uy tín về Thăng Long để bàn kế hoạch đánh giặc. Khi được nhà vua hỏi nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang “đánh”
Quân sĩ nhà Trần đã thích vào tay chữ gì tại Hội nghị Diên Hồng để thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên?
Để thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông Cổ, trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2, quân sĩ nhà Trần đã thích vào tay 2 chữ Sát Thát- giết giặc Mông Cổ
Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
Trước khi tổ chức cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai, quân Nguyên đã tiến đánh Champa để tạo thế gọng kìm bao vây tấn công Đại Việt từ phía Nam
Điểm thuận lợi của nhà Nguyên khi đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì?
Năm 1279, nước Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Trung Quốc chịu sự thống trị của một vương triều ngoại tộc là nhà Nguyên. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để nhà Nguyên có thể tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt
Sự kiện nào dưới đây không thể hiện được quyết tâm của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai (1285)?
Những sự kiện thể hiện quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần:
- Hội nghị Bình Than: hội nghị của các vương hầu, quý tộc nhà Trần để thắt chặt khối đoàn kết trong triều đình và đưa ra kế sách đánh giặc
- Hội nghị Diên Hồng với quyết tâm “đánh” của toàn dân
- Quân sĩ thích vào tay chữ Sát Thát- giết giặc Mông Cổ
...
Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?
Nghệ thuật “tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” được quân dân nhà Trần vận dụng hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2.
- Chủ động thực hiện kế vườn không nhà trống để tránh thế mạnh của giặc lúc ban đầu
- Chủ động tổ chức phản công chiến lược để tranh thủ suy yếu của giặc và giành thắng lợi
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruộng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, thể hiện nỗi căm phẫn tột với kẻ thù xâm lược, tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước của tác giả