Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào
Sau khi Ngô Quyền mất, các cuộc tranh đoạt ngôi báu diễn ra liên miên, đất nước rơi vào tình trạn chia cắt, hỗn loạn. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”
Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là
Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương.
Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?
Trước tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên tập hợp lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình), chờ thời cơ dẹp loạn.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, Ngô Quyền xưng vương năm 939, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là
Sau khi Ngô Quyền mất, hai con trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Nhân cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Đến năm 950 nhà Ngô đã giành lại được ngai vàng nhưng uy tín đã giảm sút rất nhiều. Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương tiếp tục nổi lên. Đất nước rơi vào tình trạnh chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ mỗi vùng riêng biệt, liện tục xảy ra xung đột, Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.
= > Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là do các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh
Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?
Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là đã dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước
Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế
Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế quân chủ chuyên chế: đứng đầu triều đình là vua, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao; dưới vua có các quan văn, quan võ; ơ địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử
Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?
Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Ngô
+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự).
+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.
+ Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử.
=> Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng bước đầu thể hiện ý thức tự chủ, độc lập của dân tộc, đặt cơ sở cho sự phát triển, hoàn thiện ở các giai đoạn sau
Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?
- Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, kết thúc hơn 1000 đô hộ của phong kiến phương Bắc, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Nền độc lập tự chủ của dân tộc được tái thiết
- Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình trung ương mới.
- Ông cũng quy định lại các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp
=> Những hành động trên của Ngô Quyền phản ánh ý thức xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào phong kiến Trung Hoa
“Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử.”
Đoạn trích trên gợi cho anh(chị) nhớ đến nhân vật lịch sử nào?
Đoạn trích trên muốn nhắc đến nhân vật Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Tiên Hoàng. Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa Lư- Ninh Bình. Thuở nhỏ, ông hay cùng với lũ trẻ chăn trâu trong làng tổ chức đánh trận giả bằng cờ lau. Vì vậy ông còn được mệnh danh là ông vua cờ lau. Đến khi lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh nhờ vào sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân của Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp yên loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước