Ai là người đã cầu cứu nhà Nam Hán giúp đỡ để bảo vệ chức Tiết độ sứ?
Sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ, Ngô Quyền chuẩn bị kéo quân ra Đại La trị tội Công Tiễn. Trước sức mạnh của quân Ngô Quyền và sự bất bình của nhân dân, Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội vã cầu cứu nhà Nam Hán
Trong thế kỉ XVI-XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?
Thế kỉ XVI- XVIII chứng kiến sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền với biểu hiện là sự sụp đổ của nhà Lê sơ, các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến diễn ra liên miên (chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn) khiến cho đất nước bị chia cắt
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, hành động đầu tiên của Ngô Quyền khi kéo quân ra Bắc là gì?
Nhận được tin quân Nam Hán chuẩn bị đem quân tấn công nước ta, việc làm đầu tiên của Ngô Quyền là nhanh chóng kéo vào thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn để diệt trừ nội phản dẫn đường cho quân Nam Hán rồi mới tổ chức nhân dân chuẩn bị kháng chiến
Ai là người đã xin Trịnh Kiểm vào trấn thủ vùng Thuận - Quảng trong thế kỉ XVI?
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Để tránh khỏi nguy cơ bị anh rể ám sát như Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam
Năm 905 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ
Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp thống nhất đất nước?
Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, bước đầu thống nhất đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất hoàn toàn dưới triều Nguyễn
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất, Dương Đình Nghệ tự xưng là gì?
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ
Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?
Tây Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm (1785), Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc
Sự kiện nào đánh dấu cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc để giành độc lập của nhân dân ta đã giành được thắng lợi về căn bản?
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn thắng lợi vào năm 938.
Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?
Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng hóa phát triển nhóng chóng với việc mở rộng ngoại thương. Số lượng sản phẩm thủ công ngày càng tăng và trở thành những mặt hàng hấp dẫn thương nhân nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đập tan cuộc xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc- thời kì độc lập, tự chủ lâu dài
Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và văn thơ chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử?
Vua Quang Trung lên ngôi đã lo chấn chỉnh lại giáo dục, cho dịch các sách kinh từ chữ Hán ra chữ Nôm để học sinh học, đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống.
Cuộc cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?
Sau khi lên cầm quyền thay Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo đã tiến hành một loạt các cải cách như tổ chức lại bộ máy hành chính, miễn giảm các loại thuế, lập lại sổ hộ tịch…Nhờ vậy, tình hình kinh tế, xã hội nhanh chóng ổn định, nền tự chủ của dân tộc giành được từ cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ tiếp tục được phát huy, đồng thời đặt cơ sở cho chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền.
Tác giả của cuốn Phủ biên tạp lục là ai?
Tác giả của cuốn Phủ biên tạp lục - công trình sử học - địa chí về vùng đất Đàng Trong dưới thời các Chúa Nguyễn rất có giá trị là Lê Quý Đôn.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVII có viết: “Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy…là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.
Nhận xét trên đề cập đến chiến thắng nào của nhân dân ta trong thế kỉ X?
Nhận xét trên đang nói về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân nào?
Sau khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập nên nhà Mạc năm 1527, một võ quan nhà Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc). Hai bên đánh nhau liên miên hơn 50 năm, Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt.
Tại sao Ngô Quyền lại chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?
Sở dĩ Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng vì:
- Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta => nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này
- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:
+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục
+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm
Hậu quả lớn nhất của chiến tranh Trịnh - Nguyễn đối với lịch sử dân tộc là gì?
Hậu quả lớn nhất của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ.
Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?
Nguyên nhân sâu sa để trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc là do trước khi bị phong kiến phương Bắc xâm lược, đô hộ, nhân dân Âu Lạc đã có một nền văn minh riêng- văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Nền văn minh này đã định hình những nét cơ bản về văn hóa Việt, con người Việt và đặt cơ sở cho sự hình thành các nền văn minh sau đó.
Biện pháp nào dưới đây không phải chính sách của nhà Nguyễn nhằm khôi phục chế độ phong kiến tập quyền?
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.
- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.
- Thực hiện chính sách đối ngoại thuần phục nhà Thanh, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
=> Đáp án D: thời nhà Nguyễn chỉ mở rộng ảnh hưởng ở Cao Miên và Ai Lao chứ không có ảnh hưởng ở Xiêm