Đặc điểm cơ bản của bộ phận nông dân lĩnh canh là
Nhiều nông dân có rất ít hoặc bị mất ruộng đất trở nên nghèo túng phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy được gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho chủ, gọi là địa tô.
Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được xác lập vào thời kì nào?
Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần từ thế kỉ III TCN dưới thời nhà Tần và được xác lập vào thời nhà Hán
Triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc do người Mãn Thanh lập ra?
Năm 1644, cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ nền thống trị của nhà Minh. Nhân cơ hội đó, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống, chiếm toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Thanh
Nét nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh- Thanh là gì?
Cuối thời Minh- Thanh, chế độ phong kiến Trung Quốc dần lâm vào tình trạng khủng suy thoái, khủng hoảng. Vua quan chỉ biết đục khoét nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô thuế nặng nề mà còn bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Cố cung Bắc Kinh
Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
Từ thế kỷ XVI, Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa:
- Thủ công nghiệp xuất hiện công trường thủ công, xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
- Ngoại thương phát triển, Quảng Châu là thương cảng lớn nhất, thương nhân Trung quốc buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư, ….
Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ tầng lớp nào?
Một số quan lại và nông dân giàu chiếm được nhiều ruộng đất lại có quyền lực trong tay trở thành giai cấp địa chủ
Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là
Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.
Đáp án B, C, D là hình thức nộp tô của nông dân lĩnh canh cho địa chủ.
Sự phát triển của sản xuất thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã tác động như thế nào đến xã hội Trung Quốc?
Sự phát triển của sản xuất thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã dẫn đến sự biến đổi trong xã hội. Đó là sự xuất hiện giai cấp mới: địa chủ và bộ phận tá điền.
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.
- Nông dân mất ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ và trở thành nông dân lĩnh canh - tá điền, phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.
=> Sự xác lập quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền đánh dấu xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.
Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?
Thời Chiến Quốc, ở Trung Quốc hình thành cục diện thất hùng- 7 nước lớn là Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên. Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng - vua Tần đã đánh bại 6 nước còn lại, thống nhất Trung Nguyên, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất vào thời kì nào?
Dưới triều đại nhà Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á do:
- Chính sách đối nội.
+ Cử người cai quản các địa phương.
+ Mở khoa thi chọn người tài.
+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.
=>Đất nước ổn định, kinh tế- văn hoá phát triển rực rỡ
- Chính sách đối ngoại: gây chiến tranh xâm lược, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
“Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây?
Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng, được gọi là “Tứ đại phát minh”: Giấy, nghề in, la bàn và thuốc súng. Những phát minh nay có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của nhân loại trong những giai đoạn sau
Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?
Điểm tiến bộ trong chính sách đối nội của nhà Đường so với nhà Tần- Hán là đã mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài bên cạnh nhiệm tử (tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chức dựa trên ân trạch của ông cha) và tiến cử
Điểm khác nhau cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì?
Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?
- Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống quan điểm về đạo đức, triết học, chính do Khổng Tử và các học trò của mình đề xướng, phát triển, hoàn thiện.
- Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai nghìn năm vì: nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến là tam cương (quan hệ vua- tôi, cha- con, chồng vợ) và ngũ thường (lễ, nhân, nghĩa, trí, tín)
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
Các triều đại phong kiến Trung Quốc luôn mang trong mình tư tưởng bành trướng "Đại Hán", tự coi mình là một quốc gia lớn, các nước khác phải thần phục. Do đó chính sách đối ngoại xuyên suốt của tất cả các triều đại đều là dẩy mạnh bành trướng, xâm lược các khu vực xung quanh để mở rộng lãnh thổ.
Nhà thơ nào được mệnh danh là Tiên thơ của nền văn học Trung Quốc
Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời đường tại Trung Hoa. Ông được hậu thế gọi là "Thi tiên" (tức là tiên thơ). Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài với một số tác phẩm tiêu biểu như Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...Thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ, tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thông cho người chinh phụ, về tình bạn hữu, nhớ quê hương…
Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
- Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã đưa đến chính sách đối ngoại nhất quán là đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ, khẳng định vị trí của thiên triều đối với các nước chư hầu.
- Với vị trí là một khu vực liền kề với Trung Quốc, Việt Nam luôn trở thành đối tượng triều đại phong kiến Trung Quốc nhòm ngó, xâm lược: cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tần, Triều, 1000 năm Bắc thuộc, 2 lần xâm lược của nhà Tống, 3 lần xâm lược của nhà Mông- Nguyên, chiến tranh xâm lược của Minh và Thanh