DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
1. Dao động điện từ trong mạch LC
- Mạch LC
- Điện tích (q), dòng điện (i) và điện áp (u) đều biến thiên tuần hoàn theo quy luật dạng sin
q=q0cos(ωt+φ)i=q′=−ωq0sin(ωt+φ)=ωq0cos(ωt+φ+π2)=I0cos(ωt+φ+π2)u=qC=q0Ccos(ωt+φ)
- Các đặc trưng riêng của mạch LC:
+ Tần số góc riêng: ω=1√LC
+ Chu kì riêng: T=2πω=2π√LC
+ Tần số riêng: f=1T=12π√LC
2. Năng lượng điện từ trong mạch dao động
+ Năng lượng điện trường tập trung trong tụ điện: WC=12q2C=12Cu2
+ Năng lượng từ trường tập trung trong cuộn cảm: WL=12Li2
Năng lượng điện từ: W=WC+WL=q202C=LI202=const
3. Dao động điện từ tắt dần – Dao động điện từ duy trì. Hệ tự dao động – Dao động điện từ cưỡng bức. Sự cộng hưởng
- Dao động điện từ tắt dần: Thông thường trong mạch dao động luôn tồn tại điện trở R trên cuộn dây và dây nối.
Do mất mát năng lượng => Hệ dao động tắt dần
- Dao động điện từ duy trì. Hệ tự dao động: Mạch dao động duy trì sẽ cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn (khi có I giảm) của mỗi chu kì
- Dao động điện từ cưỡng bức. Sự cộng hưởng: Khi có nguồn xoay chiều mắc vào mạch thì q, i, u đều dao động theo tần số của nguồn xoay chiều (Ω)
+ Khi Ω=ω0: Hệ xảy ra cộng hưởng.