Bài 13: BẢO VỆ BẢN THÂN
Tiết 1
I/ Mục tiêu:
- Nhận thức được một số tác nhân gây hại đến bản thân.
- Tự bảo vệ bản thân trước những tổn thương thông thường.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh TH kỹ năng sống Lớp 1, SGK…
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Ổn định: 2. KTBC: + Em đọc lại một bài thơ đã học bằng giọng to, rõ ràng, kết hợp sử dụng tay và ánh mắt. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - GV giới thiệu và ghi tựa bài 4. Hoạt động 2: Bài tập * Bài tập 1: Khi bị tổn thương a/ Va đập: + Bài tập: Trường hợp nào sau đây có thể gây ra va đập? - GV yêu cầu HS quan sát tranh (3 tranh), nêu trường hợp nào sau đây có thể gây ra va đập? - GV nhận xét, chốt lại: trường hợp 1, 3 có thể gây ra va đập. + Thảo luận: Tác hại của va đập là gì? - GV nhận xét, chốt lại: Tác hại của va đập là tạo vết thâm, tím- Gãy tay, chân- Bong gân. - GV hướng dẫn cách xử lí vết bầm do va đập: 1: Rửa sạch vết bầm 2: Chườm lạnh 3: Băng lại b/ Trầy xước da: + Bài tập: Hoạt động nào có thể gây ra trầy xước da? - GV yêu cầu HS quan sát tranh (4 tranh), nêu hoạt động nào có thể gây ra trầy xước da? - GV nhận xét, chốt lại: Nô đùa- Ngã xe- Trèo cây. + Thực hành: Hai bạn tạo thành một cặp tập sơ cứu vết thương nhỏ theo các bước sau: Bước 1: Rửa sạch vết thương Bước 2: Băng cầm máu. c/ Bỏng: + Bài tập: Em có thể bị bỏng vì những vật dụng nào? - HS quan sát tranh (4 tranh), nêu em có thể bị bỏng vì những vật dụng nào? - GV nhận xét, chốt lại: em có thể bị bỏng vì những vật dụng như: nước sôi, ống pô (xả) xe máy, bếp cồn. + Tình huống: - GV nêu tình huống, yêu cầu HS chọn cách xử lý. - GV nhận xét, chốt lại: khi bị nước sôi đổ vào tay, em xả nước lạnh vào tay. |
- HS đọc một bài thơ đã học bằng giọng to, rõ ràng, kết hợp sử dụng tay và ánh mắt. - HS quan sát tranh, chọn trường hợp phù hợp. - HS thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét - HS chọn cách xử lý. - HS quan sát tranh, trả lời, nhận xét. - HS quan sát tranh, trả lời, nhận xét - HS quan sát tranh, trả lời |