Giáo án Địa lý 6 bài Ôn tập (Tiết 27) mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 27: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức cơ bản mà các em đã học từ tiết 19 -26. Các kiến thức về mỏ khoáng sản, lớp vỏ khí, các yếu tố khí hậu

2.Kỹ năng: Quan sát, sử dụng biểu đồ, sơ đồ xác lập mối quan hệ nhân quả ở mức độ đơn giản.

3.Thái độ: Có ý thức trong học tập

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:-Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ thế giới, hình vẽ SGK

2.Học sinh:SGK

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổnđịnh trật tự

2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, ôn đới và hàn đới

3.Dạy bài mới: Khởi động: Củng cố lại những kiến thức cơ bản mà các em đã học từ tiết 20 – 26.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Ôn tập những kiến thức cơ bản

GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi từng bài

Nhóm 1: Hãy nói rõ đặc điểm của tầng đối lưu?

-Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương lục địa.

-Làm bài tập:

Ghép ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

Tính chất khối khí

Nơi hình thành

Nóng và khô

Lạnh và khô

Nóng và ẩm

Lạnh và ẩm

Vĩ độ thấp trên đại dương

Vĩ độ thấp trên lục địa

Vĩ độ cao trên đại dương

Vĩ độ cao trên lục địa

Nhóm 2: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào? Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi nhiệt độ của không khí?

Nhóm 3: Gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió?

- Mô tả sự phân bố các loại gió tín phong và gió tây ôn đới

Nhóm 4: Nhiệt độ có khả năng ảnh hưởng chứa hơi nước của không khí như thế nào?

-Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa

Nhóm 5, 6: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, ôn đới, hàn đới

- Các nhóm thảo luận 5 phút

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV chuẩn xác lại kiến thức

Hoạt động 2: Rèn kĩ năng tính nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa. Nêu cấu trúc bài kiểm tra

Trắc nghiệm: 3 điểm

Tự luận: 7 điểm

1.Lớp vỏ khí:

- Đặc điểm tầng đối lưu: dày 0 -16km, 90% không khí của khí quyển tập trung ở tầng này, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm dần theo chiều, lên cao 100m giảm 0,60C.

- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng mây, mưa, sấm chớp.

- Dựa vào tính chất của các khối khí

2.Thời tiết, khí hậu:

- Thời tiết xảy ra trong thời gian ngắn.

- Khí hậu xảy ra trong thời gian dài và trở thành quy luật.

+ Nhiệt độ không khí trên biển và đất liền.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

3.Khí áp và gió trên Trái Đất

- Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.

- Nguyên nhân: do sự chênh lệch về khí áp.

- Gió tín phong là gió thổi từ các đai áp cao (300B – N) về xích đạo.

- Gió tây ôn đới thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến đến đai áp thấp khoảng vĩ độ 600.

4.Hơi nước trong không khí. Mưa

- Nhiệt độ càng cao thì khả năng chứa hơi nước càng nhiều.

- Khi không khí bão hòa hơi nước gặp lạnh do bốc lên cao hoặc gặp khối khí lạnh thì lượng hơi nước

thừa trong không khí sẽ ngưng tụ sinh ra hiện tượng mây mưa.

5.Các đới khí hậu:

- Nhiệt đới: nóng quanh năm, gió tín phong, lượng mưa 1000mm - 2000mm.

- Ôn đới: Nhiệt độ TB, gió tây ôn đới, lượng mưa 500mm - 1000mm

- Hàn đới: Quanh năm giá lạnh, gió đông cực, lượng mưa < 500mm.

4.Củng cố: GV củng cố lại những kiến thức cơ bản

5.Hướng dẫn vế nhà: Về ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết

**************************************************