Giáo án Địa lý 6 bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 13, Bài 11: THỰC HÀNH SỰ PHÂN BỐ LỤC ĐỊA

VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

A.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nắm được: Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.

- Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.

2. Kĩ năng:

- Phân tích tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu.

3.Thái độ :

- giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

4/ Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ,

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

- Hình 28,29 phóng to

- Bản đồ tự nhiên thế giới

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian 3 phút)

1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được sự phân bố của các lục địa và đại dương trên Trái Đất.

- Giúp HS biết được cách tính % diện tích của các đại dương trên bề mặt Trái Đất.

2 Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh, thực hành trên giấy, cá nhân

3 Phương tiện: Quả địa cầu và bảng đồ tự nhiên thế giới.

4 Các hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên đặt quả địa cầu trên bàn và giới thiệu lại đây là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.

GV đặc câu hỏi : Một trong những nguyên nhân chính làm cho Trái Đất có sự sống là gì?

? Trên bề mặt Trái Đất đại dương chiếm diện tích như thế nào so với lục địa?

Bước 2: Bằng hiểu biết HS suy nghĩ để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới:

1. Phương pháp kĩ thuật dạy học: Phương pháp Sử dụng tranh ảnh SGK, kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp.

2. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

+ Hoạt động 1: Bài tập 1( 8 phút )

Bước 1 :

- Dựa vào hình 28 và bản đồ tự nhiên Thế giới cho biết:

- Trên Trái đất có mấy Đại Dương, mấy lục địa?

- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc?

- Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam?

- Em có nhận xét gì về diện tích và sự phân bốlục địa và đại dương ở 2 nửa cầu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3. Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức

+ Hoạt động 2 : Bài tập 2 ( 10 phút )

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK.

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân/Cặp

Bước 1 :

- Quan sát bảng thống kê trang 34 và bản đồ Thế giới cho biết

- Trên Trái Đất có những lục địa nào ?

- Nêu tên và xác định vị trí các lục địa trên bản đồ ?

- Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

- Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

- Các lục địanào nằm ở nửa cầu Bắc ?

- Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Nam ?

Bước 2 :

- Hs hoạt động theo nhóm / cặp

- Gv yêu cầu Hs lên chỉ trên bảng đồ xác định và trả lời.

- Gv chuẩn kiến thức.

( Bài tập 3 giảm tải )

+ Hoạt động 3: Bài tập 4 ( 15 phút )

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng SGK.

2. Hình thức tổ chức: Nhóm

Bước 1 : GV phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

Nhóm 1, 2: Tính tỉ lệ % diện tích cho từng đại dương

Nhóm 3, 4: Tính tỉ lệ % diện tích cho 4 đại dương

- Tên 4 đại dương trên thế giới. Xác định vị trí trên bản đồ ?

- Đại dương nào có diện tích lớn nhất ?

- Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất Bước 2 :

- Hs hoạt động theo nhóm :

- Gv yêu cầu Hs làm vào phiếu học tập.

- Gv chuẩn kiến thức.

Bước 3. Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức

Bài tập 1 :

- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương và 1/3 là lục địa.

- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam .

Bài tập 2 :

+ Có 6 lục địa trên Thế giới.

- Lục địa Á - Âu

- Lục địa Phi

- Lục địa Bắc Mĩ

- Lục địa Nam Mĩ

- Lục địa Nam Cực

- Lục địa Ôxtrâylia.

+Lục địa có diện tích nhỏ nhất: Lục địa Ôxtrâylia (ở nửa cầu nam)

+Lục địa có diện tích lớn nhất: Á - Âu (ở nửa cầu Bắc).

- Lục địa nằm hoàn toànở nửa cầu Bắc: Á - Âu, Bắc Mĩ.

- Lục địa nằm cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam: Lục địa Phi.

- Lục địa nằm hoàn toànở nửa cầu Nam: Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Cực.

Bài tập 4 :

Các đại dương trên Trái đất

Diện tích (triệu Km2)

%

Thái Bình Dương

179,7

35,2

Đại Tây Dương

93,4

18,3

Ấn Độ Dương

74,9

14,7

Bắc Băng Dương

13,1

2,6

Tổng diện tích các đại dương là:

= 179,6 triệu +93,4 triệu +74,9 triệu +13,1triệu = 361 triệu km2

Pần trăm của 4 đại dương

361 triệu X 100%

-------------- = 70,8%

510 triệu

- Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất 179,6 triệu km2

- Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất 13,1 triệu km2

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(Thời gian: 4 phút)

1 ( Cá nhân):

Câu 1: Trong các đại dương trên Thế giới, đại dương nào có diện tích lớn nhất ?

A. Thái Bình Dương            B. Đại Tây Dương.

C. Ấn Độ Dương                 D. Bắc Băng Dương.

Câu 2: Hãy điền những nội dung còn thiếu vào chỗ chấm (…) ở những câu sau:

a.Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là…………..và 1/3 là ………….....

b.Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu ………….., còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu ……………Chính vì vậy nên người ta gọi nủa cầu Bắc..(lục bán cầu)…. và nửa cầu Nam là …(thủy bán cầu)…………….

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 3 phút)

1. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới hãy hoàn thành bài tập sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

Tên những lục địa trên Trái Đất

Diện tích

Vị trí

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc

Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam

Nằm ở cả 2 nửa cầu Bắc và Nam

Á- Âu

X

 

X

   

Phi

       

X

Bắc Mĩ

   

X

   

Nam Mĩ

       

X

Nam Cực

     

X

 

Ô-xtrây-li-a

 

X

 

X

 

1.Tìm hiểu thế nào là nội lực? Thế nào là ngoại lực? Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

*****************************