Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 22, Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận xét video, sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm tham gía bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ..
- Năng lực riêng: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ các khối khí.
- Tranh ảnh, viddeo một số các hiện tượng thời tiết.
- Phiếu học tập.
- Bảng kiến thức.
2. Đối với học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số (1 phút)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) - 5 phút
1. Mục tiêu
- HS thấy được vai trò của khí Ôxi với sự sống.
- Tạo hứng thú với bài học -> Kết nối với bài học ...
2. Phương pháp - kĩ thuật: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, cá nhân.
3. Phương tiện: máy chiếu, video về nếu mất ôxi trong 5 giây điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra với nhân loại.
4. Các bước hoạt động
Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cả lớp cùng quan sát trong 1 phút.
- Cử 3 HS của 3 tổ lên bảng, trong vòng 2 phút cùng ghi lên bảng những điều khủng khiếp sẽxảy với con ngườinếu mất Ô xi trong 5 giây?
Bước 2: GV tổ chức trò chơi.
Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS.
Bước 4: GV dẫn dắt vào vấn đề: Trò chơi vừa rồi cho các em thấy Ôxi là một thành phần trong lớp vỏ khí mà chúng ta đang sống và có vai trò hết sức quan trọng, vậy lớp vỏ khí này gồm những thành phần nào, cấu tạo ra sao vàđóng vai trò gì với Trái Đất. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ làm rõ.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu thành phần của không khí (Thời gian: 8 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …
2. Hình thức tổ chức: cặp đôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc và khai thác thông tin SGK, biểu đồ hình 45 (trang 4) cho biết: - Các thành phần của không khí? - Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? - Thành phần nào chiếm vai trò quan trọng nhất? Bước 2: HS suy nghĩ trả lời. Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Mở rộng: GV nói thêm về vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất để làm rõ hơn vai trò của hơi nước trong khí quyển. |
1) Thành phần của không khí -Thành phần của không khí : + Khí Nitơ chiếm 78%. + Khí ô xi chiếm 21%. + Hơi nước và các khí khác : 1%. - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù... |
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí (Khí quyển ) (Thời gian: 20phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập, SGK… KT học tập hợp tác.
2. Hình thức tổ chức: Nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 46, khai thác thông tin SGK, hiểu biết cá nhân thảo luận theo nhóm (5 phút) với các nhiệm vụ (Phiếu học tập) + Nhóm 1,2: Phiếu học tập số 1. + Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 2 + Nhóm 5,6: Phiếu học tập số 3. Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời vào phiếu học tập. Bước 3: Gọi bất kì HS trong nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS. |
2) Cấu tạo của lớp vỏ khí (Bảng kiến thức phiếu học tập) |
Phiếu học tập số 1 (Nhóm 1,2)
Phiếu học tập số 2 (Nhóm 3, 4)
Phiếu học tập số 3 (Nhóm 5, 6)
BẢNG KIẾN THỨC
Đặc điểm các tầng khí quyển
Tầng khí quyển |
Độ cao |
Đặc điểm |
Tầng đối lưu |
Từ 0 – 16km. |
- Nằm sát mặt đất. - Tập trung 90% không khí . - Nhiệt độ giảm dần theo độ cao - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng - Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. |
Tầng bình lưu |
Từ 16 - 80km. |
- Trên tầng đối lưu cao 16-80 km . - Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người |
Các tầng cao của khí quyển |
Trên 80km. |
- Nằm trên tầng bình lưu. - Không khí cực loãng. |
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu các khối khí (Thời gian: 7 phút)
1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …
2. Hình thức tổ chức: cặp đôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1: - GV căn cứ vào vị trí hình thành và bề mặt tiết xúc mà ta chia thành cáckhối khí khác nhau. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các khối khí, đọc và khai thác SGK mục 3, lựa chọn thông tin điền vào phiếu học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. |
3) Các khối khí (Bảng kiến thức phiếu học tập) |
PHIẾU HỌC TẬP
Đặc điểm các khối khí
Tên khối khí |
Đặc điểm |
Nơi hình thành |
Kết quả bảng kiến thức phiếu học tập:
Đặc điểm các khối khí
Tên khối khí |
Đặc điểm |
Nơi hình thành |
Nóng |
Nhiệt độ cao. |
Vùng vĩ độ thấp. |
Lạnh |
Nhiệt độ thấp. |
Vùng vĩ độ cao. |
Đại dương |
Độ ẩm lớn. |
Biển, đại dương. |
Lục địa |
Khô. |
Đất liền. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân – 3 phút)
Bước 1: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
HS cần làm gì để giảm ô nhiễm không khí?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
Về nhà sưu tầm:
- Một số tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên phạm vi Việt Nam thời gian gần đây.
- Mẫu bản tin thời tiết bất kì trong năm.
**********************************