Giáo án Địa lý 6 bài Mở đầu mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được

1. Kiến thức

HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học.

3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, …

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; …

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định:(5 phút) : GV giới thiệu và làm quen với học sinh

Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (5 phút)

         1. Mục tiêu

         - Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân.

3. Phương tiện: Hình ảnh về Trái Đất.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS xem tranh ảnh về Trái Đất và trả lời câu hỏi: em có hiểu biết gì về Trái Đất?

Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp.

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội dung của môn địa lí 6 (15 phút).

1. Mục tiêu:

- Biết được nội dung chính của môn địa lí 6.

- Làm quen với mô hình quả Địa Cầu, bản đồ địa lí.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, tự học… KT đặt câu hỏi, hợp tác.

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi.

4. Phương tiện: Quả Địa Cầu, bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

1) Kiến thức của môn địa lí 6(cặp đôi)

*Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Trái Đất.........trong cuộc sống” trả lời câu hỏi sau:

- Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì?

*Bước 2:HS đọc SGK và tìm câu trả lời.

*Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét.

*Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Giới thiệu quả Địa Cầu-mô hình thu nhỏ của Trái Đất và giới thiệu về bản đồ.

2) Các kĩ năng được hình thành và rèn luyện ở môn địa lí 6(cá nhân)

*Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Môn Địa lí .........thêm phong phú” trả lời câu hỏi sau:

- Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì

*Bước 2:HS đọc SGK và tìm câu trả lời.

*Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét.

*Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

GV mở rộng thêm.

1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6

- Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó.

- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất.

- Nội dung về bản đồ

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng: bản đồ, thu thập, phân tích, xử lý thông tin, ...

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách học môn địa lí (13 phút).

1. Mục tiêu:

- Biết được phương pháp học tập môn địa lí 6.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, tự học… KT đặt câu hỏi, hợp tác.

3. Hình thức tổ chức: nhóm.

4. Phương tiện: SGK

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Bước 1

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ cùng thảo luận câu hỏi:

- Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào?

*Bước 2

Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến.GV theo dõi hỗ trợ.

*Bước 3

Đại diện các nhóm học sinh đưa ra ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Bước 4

Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức.

2. Phương pháp học tập môn Địa lí

- Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.

- Liên hệ thực tế vào bài học.

- Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP(Thời gian: 5 phút)

Cá nhân

Câu 1. Nội dung nào sau đây không nằm trong chương trình lớp 6?

A. Trái Đất.                              B. Bản đồ.

C. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất.            D. Thành phần nhân văn của môi trường.

Câu 2. Kĩ năng nào sau đây chưa hình thành ở lớp 6?

A. Đọc bản đồ.                   B. Vẽ biểu đồ.

C. Thu thập, phân tích, xử lí thông tin.     D. Giải quyết vấn đề.

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng?

Để học tốt môn Địa lí

A. Liên hệ thực tế vào bài học.

B. Chỉ cần khai thác thông tin từ bản đồ.

C. Khai thác cả kênh hình và kênh chữ trong SGK.

D. Tham khảo thêm tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Dặn dò:(2 phút)

- Tìm hiểu bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.

+ Tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

+ Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh vĩ tuyến.

*********************************