Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 21, Bài 16: THỰC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
- Biết được kĩ năng đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ.
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- Lược đồ địa hình (H44 sgk phóng to treo tường).
- Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường dồng mức (Nếu có).
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1- Tổ chức:
2- Kiểm tra:
Khoáng sản là gì ? Sự phân loại khoáng sản theo công dụng như thế nào?
3- Bài mới:
Mở bài: Địa hình có trên bản đồ có nhiều cách thể hiện hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
HOẠT ĐỘNG . THỨC HÀNH: ĐỌC LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
a/TÌM HIỂU VỀ ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm đường đồng mức, biết được hình dạng địa hình dựa vào đường đồng mức.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG |
B1: GV cho HS quan sát hình sau:
GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và kiến thức đã học, trả lời: - Thế nào là đường đồng mức? - Xác định các đường đồng mức trên lược đồ? - Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên lược đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ, suy nghĩ tìm câu trả lời. B3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. |
1. Bài tập 1 - Đường đồng mức: là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ. - Khoảng cách các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc, khoảng cách càng xa thì địa hình càng thoải. |
b/ TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA HÌNH DỰA VÀO ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC - Mục tiêu:
+ Biết được các đặc điểm của địa hình dựa vào đường đồng mức.
+ Xác định được phương hướng, độ cao, khoảng cách trên lược đồ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK, đo vẽ, tính toán.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG |
B1: GV cho HS quan sát hình 44 và yêu cầu: - Xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2? - Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu? - Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3? - Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? - GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút): Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2? B2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ,trao đổi thảo luận, suy nghĩ tìm câu trả lời. B3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. |
2. Bài tập 2 - Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây -> Đông. - Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức: 100 m. - Độ cao đỉnh A1: 900m, A2: 600m, B1: 500m, B2: 650m, B3: >500m. - Sườn phía Tây đỉnh núi A1 dốc hơn vì các đường đồng mức gần nhau hơn. - Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2: 7,5 km. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. (Cá nhân) Căn cứ vào cách phân loại núi theo độ cao, hãy cho biết các núisau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình và núi cao.
Đỉnh núi |
Độ cao tuyệt đối (m) |
Bà Đen (Tây Ninh) |
986 |
Ngọc Linh (Kon – tum) |
2598 |
Phan-xi-păng (Lào Cai) |
3143 |
Tản Viên (Hà Nội) |
1287 |
Yên Tử (Quảng Ninh) |
1068 |
Vì sao lại có sự khác nhau về đỉnh, sườn và thung lũng giữa núi già và núi trẻ?
3. Dựa vào hình 11 và kiến thức đã học, em hãy:
a) Hoàn thành bảng sau:
Độ cao tuyệt đối |
Bề mặt địa hình |
Ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp |
|
Đồng bằng |
|||
Cao nguyên |
b) Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
4. Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.
Dựa vào Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn dưới đây
Bạn Nam muốn lên đỉnh núi A1, nhưng Nam đang phân vân không biết xuất phát từ điểm C hay từ điểm D. Hãy cho Nam một lời khuyên nên xuất phát từ điểm nào để lên đỉnh A1?
1.Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?
A.Hàng chục triệu năm B.Vài trăm năm
C. Hàng triệu năm C. Hàng trăm triệu năm.
2. Đâu là dãy núi già?
A.Dãy Hymalaya B. Dãy An đét
C. Dãy U ran C. Dãy An pơ.
3. Động Phong nha- Kẻ bàng là
A. địa hình Catx tơ B. núi già
C. núi trẻ D. hang động.
4. Núi trẻ được hình thành cách đây
B.vài nghìn năm B.vài trăm năm
C. hàng triệu năm C. vài chục triệu năm
5. Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành mấy loại?
A. 2 loại B.3 loại C. 4 loại D.5 loại.
6. Căn cứ vào thời gian hình thành núi, người ta chia ra
A. núi già và núi trẻ B. núi và núi lửa
C. núi thấp và núi cao C. núi trầm tích và núi badan.
7. Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến
A. mực nước biển B. chân núi
C. đáy đại dương D. chỗ thấp nhất của chân núi.
8. Địa hình đá vôi được gọi là địa hình
A. băng tích B. catx tơ
C. bình nguyên D. phi o.
9. Núi già có đặc điểm
A. thường cao B. sườn dốc
C. đỉnh tròn, sườn thoải D. thung lũng hẹp và sâu.
10. Độ cao tuyệt đối của loại núi cao là
A. từ 500m trở lên B. từ 1000m trở lên
C. từ 2000m trở lên D.từ 3000m trở lên
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
1. Dựa vào hình 34 (SGK) và các dữ liệu sau: Đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143m; trên sườn núi có thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m; dưới chân núi có thành phố Lào Cai ở độ cao 100m. Em hãy:
a) Vẽ hình thể hiện độ cao tuyệt đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa và thành phố Lào Cai.
b) Tính độ cao tương đối của đỉnh Phan-xi-păng, thị trấn Sa Pa so với thành phố Lào Cai.
2. Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
3. Tìm hiểu đặc điểm các dạng địa hình: đồi, cao nguyên, đồng bằng.
4. Trao đổi với Bố Mẹ hoặc người thân để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) mô tả địa hình quê hương em và ý nghĩa của dạng địa hình đó đối với sản xuất.
*****************************