Giáo án Địa lý 6 bài 25: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương mới nhất

Ngày soạn: ...............................................

Ngày giảng: .............................................

Tiết 32, Bài 25. THỰC HÀNH SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA

CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng

2.Kỹ năng:Phân tích, nhận xét.

3. Thái độ:Giúp các em hiểu biết thêm thực tế

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ các dông biển trong đại dương thế giới

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP. Trình bày, gợi mở, nhận xét

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1 phút)

2.Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

CH: Dòng biển là gì?Có mấy loại dông biển trong đại dương?

Trả lời:

- Dòng biển giống như các dông sông chảy trên lục địa.

- Có 2 loại dông biển: + Dòng biển nóng

+ Dòng biển lạnh

3.Bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

1. Hoạt động 1: (20 phút) Bài 1

+ Hoạt động nhóm: 3 nhóm

-GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

Yêu cầu HS quan sát hình 64 (SGK) cho biết.

Nhóm 1: Cho biết vị trí của các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, đại tây dương và trong Thái bình dương?

Nhóm 2 Cho biết vị trí và hướng chảy của các dông biển ở nửa cầu nam?

Nhóm 3:Cho biết vị trí của các dòng biển và hướng chảy ở nửa cầu Bắc.và nửa cầu nam, rút ra nhận xét chung hướng chảy

-Thảo luận thống nhất ghi vào phiếu (5p’)

- thảo luận trước toàn lớp

Treo phiếu học tập – GV đưa đáp án - các nhóm nhận xét

Đại dương

 

Bán cầu bắc

Thái Bình Dương

nóng

Cưrôsiô

Alatxca

 

Lạnh

Cabiperima

ôriasiô

Đại Tây Dương

Nóng

Guyan

   

Gơnxtrim

 

Lạnh

Labrađô

Canari

* Kết luận:

- Hầu hết các dòng biển nóng ở 2 bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đối)

- Các dòng biển lạnh ở 2 bán cầu xuất phát từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp

2. Hoạt động 2: (16 phút)

GV:Yêu cầu HS quan sát hình 65 (SGK) cho biết.

- So sánh T0 của 4 điểm?

(Cùng nằm trên vĩ độ 600B.

A:- 190C

B:- 80C

C:+ 20C

D:+ 30C

- Nêu ảnh hưởng của nơi có dòng biên nóng và lạnh đi qua? (Học sinh trung bình)

1. Bài 1.

- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.Ngược lại các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.

2. Bài 2.

So sánh T0 của:

-A:- 190C

-B:- 80C

-C:+ 20C

-D:+ 30C

+ Dòng biển nóng:Đi qua đâu thì ở đó có sự ảnh hưởng làm cho khí hậu nóng.

+ Dòng biển lạnh:Đi qua đâu thì ở đó khí hậu lạnh

3. Củng cố (3 phút) GV nhận xét bài thực hành

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Đọc lại bài thực hành và chuẩn bị trước bài 26.

5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**************************