Ngày soạn: ...............................................
Ngày giảng: .............................................
Tiết 6: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:HS nắm được vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất, tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bđ, kđ, vđ và tọa độ đ/l, kí hiệu bđ…
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.
3.Thái độ: GD ý thức học tập sôi nổi, tích cực
4.Định hướng phát triển năng lực;
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác…
- Năng lực riêng: sử dụng hình ảnh, tranh vẽ
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: - PT: + Bản đồ châu Á, bản đồ khu vực Đông Nam Á.
+ Quả Địa Cầu.
+ Máy chiếu
- PP: Trực quan, gợi mở ,thảo luận , vấn đáp, phân tích
2. HS: SGK + vở ghi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, DH hợp đồng
- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của các nhóm
* Vào bài mới:
- HS nhắc lại những nội dung đã học.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Hoạt động luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
HĐ 1: Ôn tập lại kiến thức cơ bản trong chương I. GV tổ chức thanh lí hợp đồng - GV chiếu hợp đồng đã kí ( có nội dung cho từng nhóm - HS nhóm 1báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 2 nhận xét, bổ sung * Nhóm 1-2: Trình bày hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến: - HS quan sát quả ĐC, hình sgk ?Trái Đất có dạng hình gì? ?Cho biết độ dài bán kính của Trái Đất và độ dài đường xích đạo? ? Diện tích của Trái Đất là bao nhiêu? ?Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu gọi là gì? Chúng có chung đặc điểm gì ?Thế nào là kinh tuyến gốc? ?Đường kinh tuyến gốc chia Trái Đất thành các nửa cầu nào? ?Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Đông gọi là kinh tuyến gì? ?Những đường kinh tuyến nằm ở nửa cầu Tây gọi là kinh tuyến gì? ?Những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? Nêu đặc điểm của nó? ? Độ dài của các đường vĩ tuyến? ?Xác định vĩ tuyến lớn nhất, bé nhất. ?Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10, có bao nhiêu đường vĩ tuyến?181 vĩ tuyến * GV nhận xét , chốt kiến thức trên máy chiếu… - HS nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 3 nhận xét, bổ sung: ?Tỷ lệ bản đồ là gì? ?Đọc tỷ lệ bản đồ H8, H9? Cho biết điểm giống, khác nhau? ?Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ? ?Có mấy dạng biều hiện tỷ lệ bản đồ?Nội dung của mỗi dạng? + Tỷ lệ số: 1/100.000 (1cm trên bản đồ bằng 1km ngoài thực địa ~ 100.000cm). + Tỷ lệ thước: 1 đoạn 1cm = 1km. ?Mức độ nội dung của bản đồ phụ thuộc vào yếu tố gì? => tỷ lệ bản đồ. ?Nêu tiêu chuẩn phân loại các loại tỉ lệ bản đồ? * GV nhận xét , chốt kiến thức trên máy chiếu… - HS nhóm 6 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 5 nhận xét, bổ sung: ?Cơ sở xác định hướng trên bản đồ dựa vào yếu tố nào? ? HS vẽ sơ đồ các hướng chính. * GV nhận xét , chốt kiến thức trên máy chiếu… - HS nhóm 8 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 7 nhận xét, bổ sung: ?Kinh độ, vĩ độ của 1 điểm là gì? ?Như thế nào là tọa độ địa lý của 1 điểm ? ? Nêu cách viết tọa độ địa lí của một điểm. * GV nhận xét , chốt kiến thức trên máy chiếu… - HS nhóm 9 báo cáo kết quả thảo luận, nhóm 10 nhận xét, bổ sung: - HS:Quan sát H 14-15 ?Kí hiệu bản đồ là gì? Để hiểu được kí hiệu bản đồ, ta phải dựa vào đâu? Tại sao? ? Có mấy loại ký hiệu? Kể tên 1 số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng các loại ký hiệu. ? Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu ? Có mấy dạng ký hiệu? Những dạng kí hiệu này được thể hiện ở bản đồ nào? (bản đồ công – nông nghiệp). ? Đặc điểm quan trọng nhất của kí hiệu là gì? * GV nhận xét , chốt kiến thức trên máy chiếu… * GV khái quát và chốt kiến thức |
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh,vĩ tuyến: a/ Hình dạng - Trái Đất có dạng hình cầu. b/ Kích thước: - Rất lớn: BK: 6370km - Đường xđ dài:40076km -Diện tích: 510 triệu km2 c/ Hệ thống kinh, vĩ tuyến. -Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau. -Kinh tuyến gốc: 00 đi qua Đài Thiên vănGrin-uýt (Luân Đôn - Nước Anh). + Những kt nằm bên phải kt gốc là kt Đ thuộc nửa cầu Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi, Đại Dương. + Những kt nằm bên trái kt gốc là kt T thuộc nửa cầu T, trên đó có toàn bộ C.Mĩ. -Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có đặc điểm nằm song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ Xích đạo về 2 cực. -Vĩ tuyến gốc (Xích đạo): là vĩ tuyến lớn nhất , được đánh dấu 00, chia TĐ thành 2 nửa cầu: B&N. 2/ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: a. Tỷ lệ bản đồ: là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách tương ướng ngoài thực địa. b. Ý nghĩa: tỷ lệ bản đồ cho biết bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trênthực tế. c. Có 2 dạng biểu hiện tỷ lệ bản đồ: +Tỷ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1.Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. + Tỷ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng 1 thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. - Bản đồ có tỷ lệ bản đồ càng lớn thì số đối tượng địa lý đưa lên bản đồ càng nhiều. 3. Phương hướng trên bản đồ: - Muốn xác định được phương hướng trên bản đồ, chúng ta phải dựa vào các đường: + Kinh tuyến:đầutrên:hướng bắc đầu dưới: hướng nam. + Vĩ tuyến: bên phải: hướng đông, bên trái: hướng tây. - Sơ đồ... 4. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lý: a. Khái niệm: - Kinh độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm: là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Toạ độ địa lý của 1 điểm bao gồm kinh độ, vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ. b. Cách viết: - Kinh độ viết trên. - Vĩ độ viết dưới. Vd:200 T 100 B 5.Các loại kí hiệu bản đồ: - Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu có tính qui ước (hình vẽ, màu sắc, chữ cái….) dùng để thể hiện các đối tượng địa lýtrên bản đồ. - Bảng chú giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu. -Có 3 loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích. -Có 3 dạng kí hiệu : hình học, chữ, tượng hình. -KL: Ký hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố của đối tượng địa lí trong không gian II. LUYỆN TẬP Câu 1 HS vẽ Câu 2 |
3. Hoạt động vận dụng:
- HS vẽ sơ đồ cây khái quát kiến thức chương I.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm đọc thêm các bài báo, sách về Trái đất.
- Học và nắm chắc bài theo câu hỏi SGK
- Xem lại nd xđ phương hướng, tính tỉ lệ trên bản đồ.
-Chuẩn bị: Tiết sau kiểm tra 1 tiết
******************************