BÀI 3: THỰC HÀNH ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Nhận biết về hình dạng các thông số của các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng: Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Biết sử dụng đúng: Đồng hồ đo điện đa năng và bảng quy ước màu sắc điện trở
- Thành thạo: Đọc giá trị điện trở và đo các thông số của R, L, C.
3. Thái độ: HS rèn luyện: thói quen tuân thủ các quy trình và các qui định an toàn, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị bài dạy:
GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Sử dụng thiết bị, phương tiện: Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt và xấu. Đồng hồ vạn năng một chiếc.
HS:Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Xem tranh của các linh kiện, sưu tầm các linh kiện.
III. Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày các loại điện trở? Có bao nhiêu cách ghi giá trị của điện trở?
-Trình bày các số liệu kỹ thuật của tụ điện?
-Trình bày cách đôỉ giá trị của các vòng màu sang giá trị của điện trở ?
3. Đặt vấn đề: Hoạt động 1: Ôn lại bài số 2 và tìm hiểu quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở
+Ôn lại bài số 2
+Quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở
Các vòng màu sơn trên điện trở tương ứng các chữ số sau:
Đen |
Nâu |
Đỏ |
Cam |
Vàng |
Xanh lục |
Xanh Lam |
Tím |
Xám |
Trắng |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Cách đọc: Điện trở thường có 4 vạch màu.
Giá trị điện trở R= AB.10CD %
Màu thứ 4 chỉ màu sai số của điện trở.
Màu sai số
Màu sắc |
Không ghi màu |
Ngân nhũ |
Kim nhũ |
Nâu |
Đỏ |
Xanh lục |
Sai số |
20% |
10% |
5% |
1% |
2% |
0.5% |
Ví dụ một điện trở có màu thứ nhất: A= Xanh lục; B = Cam; C = Đỏ;D = Kim nhũ
Giá trị điện trở là R= 53.1025%= 5,3 K
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Trình tự các bước thực hành. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
*GV: Chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành. GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS chọn ra: -Nhóm các loại điện trở rồi sau đó xếp chúng theo từng loại. -Nhóm các loại tụ điện rồi sau đó xếp chúng theo từng loại. -Nhóm các loại cuộn cảm rồi sau đó xếp chúng theo từng loại. HS chọn ra 5 điện trở màu rồi quan sát kỹ và đọc trị số của nó. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng kết quả đo được điền vào bảng 01. HS chọn ra 3 cuộn cảm khác loại rồi quan sát kỹ và xác định trị số của nó, kết quả đo được điền vào bảng 01. Chọn các tụ điện sao cho phù hợp để ghi vào bảng cho sẵn. *HS: Tự ý thức để chia nhóm Quan sát để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao Chọn và quan sát rồi đọc giá trị ghi vào bảng Chọn và quan sát rồi đọc giá trị ghi vào bảng |
+ Bước 1: Quan sát nhận biết các linh kiện. + Bước 2: Chọn ra 5 linh kiện đọc trị số đo bằng đồng hồ vặn năng và điền vào bảng 01. + Bước 3: Chọn ra 3 cuộn cảm khác loại điền vào bảng 02. + Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính và ghi các số liệu vào bảng 03 |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tự đánh giá kết quả bài thực hành. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
*GV:Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm. *HS:Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành. GDTH: Thực hiện biện pháp giảm chất thải rắn (Kim loại, thủy tinh, nhựa...) ra môi trường xung quanh. Đặt câu hỏi: Có nên thải những chất rắn như linh kiện hỏng, kim loại dư thừa ra môi trường bên ngoài không? Vì sao? |
+ Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành. + Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cuối hoạt động: HS biết cách tự đánh giá và ghi kết quả bài thực hành. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Các loại mẫu báo cáo thực hành |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN CUỘN CẢM Họ và tên: Lớp: Bảng 1. Tìm hiểu về điện trở.
Bảng 2. Tìm hiểu về cuộn cảm.
Bảng 3. Tìm hiểu về tụ điện.
|
IV. Củng cố: (5’) :GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài.
- Vận dụng kiến thức để thực hiện bài thực hành đúng.
- Thái độ tuân thủ theo các bước thực hành.
V. Dặn dò: (5’) Xem trước nội dung bài 4 - SGK