Giáo án Công nghệ 12 Bài Điện trở, tụ điện, cuộn cảm – Mẫu giáo án số 1
BÀI 2: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng đúng: Đồng hồ đo điện đa năng để đo các thông số điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Thành thạo: Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ: HS rèn luyện: thói quen ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị bài dạy:
GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 1, 2 SGK tìm hiểu các nội dung trọng tâm bài 2.
Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 2.1 đến 2.7 SGK, hộp linh kiện R, L, C.
HS: GV hướng cho HS đọc trước nội dung, nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III.Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Đặt vấn đề: Hoạt động 1: GV giới thiệu vai trò và triển vọng của KTĐT (Bài 1)
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 2: (30 phút) Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của điện trở. |
|
*GV: Em hãy cho biết cấu tạo của điện trở? *HS: Nêu cấu tạo của điện trở theo hiểu biết của mình. *GV: Em hãy cho biết các loại điện trở thường dùng? GV dùng tranh vẽ các loại điện trở treo lên bảng. *HS: Lên bảng quan sát và gọi tên các loại điện trở? *GV: Em hãy cho biết trong các sơ đồ mạch điện các điện trỏ được kí hiệu như thế nào? Gọi HS lên bảng vẽ các kí hiệu điện trở theo yêu cầu của GV. *HS: Lên bảng đọc thông số của điện trở theo yêu cầu của thầy cô. *GV: Khi sử dụng điện trở người ta thường quan tâm đến các thông số nào? GV dùng tranh vẽ hoặc linh kiện thật, gọi HS lên bảng quan sát và đọc thông số của điện trở. *HS: Lên bảng đọc các thông số của các linh kiện. *GV: Ngoài cách ghi các trị số trực tiếp lên thân điện trở, còn cách nào để thể hiện các trị số đó? Vẽ một mạch điện đơn giản trong đó có thể hiện công dụng của các linh kiện? (Dành cho HS trung bình ↑) *HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. |
I. Điện trở: 1. Cấu tạo và phân loại: * Cấu tạo: Thường dùng dây điện trở hoặc bột than phủ lên lõi sứ. * Phân loại điện trở: SGK. 2. Kí hiệu của điện trở: -Điện trở cố định. -Biến trở. -Điện trở nhiệt. -Điện trở biến đổi theo điện áp. -Quang điện trở. 3.Các số liệu kỹ thuật: - Trị số của điện trở: (R) là con số chỉ mức độ cản trở dòng điện của điện trở. - Đơn vị:, K, M. - Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở (mà nó có thể chịu được trong thời gian dài không bị cháy đứt). Đơn vị W. 4. Công dụng của điện trở: - Điều chỉnh dòng điện trong mạch. - Phân chia điện áp. |
IV. Củng cố: Qua nội dung bài học các em phải trả lời được và khắc sâu các nội dung sau:
-Trình bày công dụng của điện trở
- Vận dụng kiến thức để tìm hiểu các linh kiện trên thực tế.
- Thái độ an toàn điện.
V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa trang 11. Đọc phần còn lại của bài.
Giáo án Công nghệ 12 Bài Điện trở, tụ điện, cuộn cảm – Mẫu giáo án số 2
BÀI 2: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng đúng: Đồng hồ đo điện đa năng để đo các thông số điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Thành thạo: Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ: HS rèn luyện: thói quen ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị bài dạy:
GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 1, 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm bài 2.
Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 2.1 đến 2.7 SGK, hộp linh kiện R, L, C.
HS: GV hướng cho HS đọc trước nội dung, nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan. Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III.Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công dụng, cấu tạo, ký hiệu và số liệu kỹ thuật của điện trở?
3. Đặt vấn đề: Tiếp tục nghiên cứu 2 LKĐT đó là tụ điện và cuộn cảm.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của tụ điện. |
|
*GV: Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại tụ điện để HS quan sát. Em hãy cho biết cấu tạo của tụ điện? *HS: Nêu cấu tạo của tụ theo hiểu biết của bản thân. *GV:Em hãy cho biết các loại tụ điện? *HS: Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại tụ theo hình vẽ. *GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện tụ có kí hiệu như thế nào? *HS: Lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu của các thầy cô. *GV: Tụ điện có các thông số cơ bản nào? *HS: Đọc các thông số trên tụ do các thấy cô đưa cho. *GV: Em hãy cho biết công dụng của tụ điện? *HS: Lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của tụ điện. |
4. Công dụng của tụ: - Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua. - Lọc nguồn. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của cuộn cảm. |
|
*GV: Dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại cuộn cảm để HS quan sát.Em hãy cho biết cấu tạo của cuộn cảm? *HS: Nêu cấu tạo của cuộn theo hiểu biết của bản thân. *GV: Em hãy cho biết các loại cuộn cảm? *HS: Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại cuộn theo hình vẽ. *GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện cuộn cảm có kí hiệu như thế nào? *HS: Lên bảng vẽ *GV: Cuộn cảm có các thông số cơ bản nào? *HS: Đọc các thông số trên cuộn do các thấy cô đưa cho. *GV: Em hãy cho biết công dụng của cuộn cảm? *HS: HS lên bảng vẽ |
III. Cuộn cảm: 1. Cấu tạo và phân loại cuộn cảm: * Cấu tạo: Gồm dây dẫn quấn thành cuộn phía trong có lõi. * Phân loại cuộn cảm: Cuộn cảm cao tần, Cuộn cảm trung tần, Cuộn cảm âm tần. 2. Ký hiệu cuộn cảm: 3. Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm : - Trị số điện cảm (L): Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng điện chạy qua. - Đơn vị : H, mH, µH. - Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng 4. Công dụng của cuộn cảm: SGK |
IV. Củng cố: Qua nội dung bài học các em phải trả lời được và khắc sâu các nội dung sau:
-Trình bày công dụng của điện trỏ, tụ điện, cuộn cảm?
- Đọc giá trị 5k 1,5w : 15F 15V ?
- Vận dụng kiến thức để tìm hiểu các linh kiện trên thực tế.
- Thái độ an toàn điện.
V. Dặn dò: Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa trang 11. Đọc trước Bài 3 (Các bước chuẩn bị thực hành)
Giáo án Công nghệ 12 Bài Điện trở, tụ điện, cuộn cảm – Mẫu giáo án số 2
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, SLKT & công dụng của các loại linh kiện điện tử cơ bản:R-L-C
2- Kĩ năng:
- Nhận dạng và phân biệt được các loại kinh kiện:điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3- Thái độ:
- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
- Đạt được kiến thức và kĩ năng trên.
II- CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 1và 2 sgk.
2- Chuẩn bị đồ dùng:
- Một số điện tử dân dụng để hs quan sát.
- Tranh vẽ các hình: 2-2; 2-4; 2-6 sgk.
- Vật mẫu: Điện trở,tụ điện,cuộn cảm các loại.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp:
2- Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức |
||
HĐ1 : Tìm hiểu về điện trở. |
|||
* GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các điện trở. * GV: Em hãy cho biết cấu tạo của điện trở ? * HSTL:
để mô tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch. * GV: em hãy cho biết các loại điện trở thường dung ? * HSTL: Dựa vào sự hiểu biết của bản thân và sgk để trả lời. * GV: Trị số điện trở có ý nghĩa gì ? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Công suất định mức nói lên ý nghĩa gì của điện trở ? * HSTL: dựa vào sgk. |
I- Điện trở (R): 1- Công dụng, cấu tao, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: - Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch. b. Cấu tạo:Dùng dây kim loại có điện trở suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở.
b- Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt. - Đơn vị đo: W |
||
HĐ2 : Tìm hiểu về tụ điện: |
|||
* GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ 2.3 để cho hs nhận dạng và phân loại được tụ điện. * GV: Tụ điện dùng để làm gì? * HSTL: dựa vào sgk và dùng công thức: * GV: Yêu cầu hs quan sát vật mẫu và hình vẽ để nhận dạng và phân biệt các loại tụ điện. * GV: Trị số điện dung nói lên khả năng gì của tụ điện? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Điện áp định mức có ý nghĩa gì? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Dung kháng của tụ điện có ý nghĩa gì? * HSTL: dựa vào sgk. |
II- Tụ điện: 1- Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua,lọc nguồn,lọc sóng. b. Cấu tạo: Gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bằng lớp điện môi. c. Phân loại: Tụ giấy,tụ mi ca,tụ dầu,tụ hóa... d. Kí hiệu: (sgk). 2- Các số liệu kĩ thuật: a- trị số điện dung(C): Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của nó. - Đơn vị:fara (F) 1F=10-6 F 1nF=10-9F 1pF=10-12F. b- Điện áp định mức: (Uđm) Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị đánh thủng. - Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho đúng chiều điện áp. Nếu mắc ngược sẽ làm hỏng tụ hóa. c- Dung kháng của tụ điện: (Cx) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó. - Công thức: Cx=1/2ðfC. Trong đó: Cx: dung kháng () f: tần số dòng điện qua tụ (Hz) C: điện dung tụ điện(F) * Nhận xét : sgk |
||
HĐ3 : Tìm hiểu về cuộn cảm. |
|||
* GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ hình 2.5 để giới thiệu cho hs nhận dạng và phân loại cuộn cảm. * GV: Cuộn cảm dùng để làm gì ? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Dùng công thức: XL = 2FL để giải thích công thức của cuộn cảm. * GV: Trị số điện cảm nói lên khả năng gì của cuộn cảm? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Hệ số phẩm chất đặc trung cho đại lượng nào của cuộn cảm? * HSTL: dựa vào sgk. * GV: Cảm kháng của cuộn cảm có tác dụng gi? * HSTL: dựa vào sgk. |
III- Cuộn cảm: 1- Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a. Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều, chặn dòng điện cao tần. b. Cấu tạo: Dùng đây dẫn điện quấn thành cuộn cảm. c. Phân loại: Cao tần,trung tần,âm tần. d. Kí hiệu: (sgk). 2- Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm: a- Trị số điện cảm: (L) cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. - Đơn vị: H 1mH=10-3H 1H =10-6H. b- Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.
c- Cảm kháng của cuộn cảm (XL): là đại lượng biểu hiện sự cảm trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó. - Công thức: XL=2ðfL * Nhận xét: (sgk) |
||
IV: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
- GV: nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của ngành kt điện tử trong sx và đời sống.
- GV: Đánh giá tinh thần thái độ học tập và tiếp thu bài của hs.
- HS: trả lời các câu hỏi trong sgk.
V: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc trước bài 3 sgk và sưu tầm các linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm các loại để thức hành.