Giáo án Công nghệ 12 Bài 16: Thực hành: Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha mới nhất

Giáo án Công nghệ 12 Bài Thực hành Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha – Mẫu giáo án số 1

BÀI 16: THỰC HÀNH: MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được các sơ đồ nguyên lý từ mạch nguồn thực tế.

2. Kĩ năng:

- Các linh kiện để lắp đặt mạch điện đơn giản. Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện.

- Sử dụng đồng hồ vạn năng.

3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ các qui trình và quy định về an toàn, học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị bài dạy:

GV: Đồng hồ vạn năng: một chiếc. 06 mạch nguồn lắp sẵn trên bảng mạch bao gồm khối biến áp nguồn, chỉnh lưu cầu, lọc nguồn, ổn áp dùng IC 7812.

HS: Đọc kỹ kiến thức bài học mạch nguồn một chiều.

III. Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp. Chia học sinh thành 6 nhóm nhỏ để chuẩn bị thực hành.

2. Kiểm tra bài cũ:Trình bày nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu cầu?

Trình bày chức năng các khối trong mạch nguồn 1 chiều?

3. Đặt vấn đề: Ở bài trước ta đã nghiên cứu về nguồn điện 1 chiều, biết cách vẽ mạch và chức năng của các khối trong mạch. Hôm nay ta sẽ thực hiện đo các thông số của mạch nguồn để hiểu rõ hơn nguyên lý làm việc của mạch.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Trình tự các bước thực hành.

GV: Chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.

HS: Tự ý thức để chia nhóm

GV: cho HS quan sát mạch cụ thể. Cho học sinh tìm hiểu đồng hồ đo điện đa năng. Chỉnh đúng thang đo

HS: Quan sát để thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao

GV: cho học sinh vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện trên. Kiểm tra nếu học sinh nào vẽ đúng thì cho học sinh cắm điện và tiến hành đo thông số ghi vào mẫu báo cáo.

HS: Quan sát, đo rồi đọc giá trị ghi vào mẫu báo cáo.

GV chú ý trong quá trình đo của học sinh phải tuyệt đối an toàn điện.

-Bước 1: Quan sát tìm hiểu các linh kiện trong mạch thực tế.

-Bước 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện trên.

-Bước 3: Cắm dây nguồn vào nguồn điện xoay chiều. Dùng đồng hồ vạn năng đo các thông số sau đó ghi vào mẫu báo cáo.

Điện áp của hai đầu cuộn dây sơ cấp của biến áp nguồn U1.

Điện áp của hai đầu cuộn dây thứcấp của biến áp nguồn U2.

Điện áp của đầu ra của mạch lọc U3.

Điện áp của đầu ra của mạch ổn áp U4.

Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.

GV: Đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.

HS: Hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.

+ Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.

+ Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.

Hoạt động 3: Báo cáo thực hành

Mẫu báo cáo thực hành

Họ và tên:…………………………

Lớp 12……

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ

KẾT QUẢ ĐO

Điện áp sơ cấp biến áp U1

Điện áp thứ cấp biến áp U2

Điện áp sau mạch lọc U3

Điện áp sau mạch ổn áp U4

       
       

Nhận xét, kết luận:

-Tỉ số của biến áp nguồn:…………………………………………………………………………..

Trị số hiệu dụng và trị số đỉnh của điện áp xoay chiều ở cuộn thứ cấp của biến áp nguồn: …………………………………………………………………………………………………

V. Củng cố: Nhấn mạnh trọng tâm của bài giảng: GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài.

VI. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

Giáo án Công nghệ 12 Bài Thực hành Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha – Mẫu giáo án số 2

BÀI 16. THỰC HÀNH MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT PHA

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

Hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp.

2/ Kĩ năng:

Lắp được một mạch điều khiển đơn giản.

3/ Thái độ:

Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu nội dung bài 16 sgk.

- Làm thử bài thực hành.

2/ Chuẩn bịđồ dùng:

Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm HS như sgk.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Tổ chức, ổn định lớp:

2/ Bài cũ:

Để điểu khiển tốc độ độnh cơ 1 pha người ta có thể sử dụng các phương pháp nào?Nêu nhận xét về điện áp đưa vào động cơ 1 pha khi điều khiển bằng mạch điện tử?

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu.

- GV giới thiệu mục tiêu bài học.

- Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành.

Tiết 1: Thiết kế mạch điều chỉnh động cơ 1 pha.

Tiết 2: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ 1 pha.

Tiết 3: Cho mạch hoạt động và hiệu chỉnh.

Hoạt động 2: Thực hành:

Hoạt động của HS

Hoạt động của GV

1/ Chọn sơ đồ thiết kế:

- Chọn sơ đồ ng/lí mạch điều khiển động cơ 1 pha từ các sơ đồ đã giới thiệu ở hình 15-2 sgk.

2/ Nghiên cứu tính toán các linh kiện:

- Giải thích hoạt động của sơ đồ.

- Chọn các linh kiện cho mạch điều khiển.

  • Tính toán thông số của triac theo sgk:
  • Ảnh đính kèm

3/ Vẽ sơ đồ lắp ráp

- Trên cơ sở sơ đồ nguyên lí.

- Vẽ sơ đồ lắp ráp.

Hướng dẫn HS chọn sơ đồ mạch điều khiển động cơ đã học ở hình 15-2.

Hướng dẫn HS chọn các linh kiện phù hợp với sơ đồ đã chọn.

Hướng dẫn HS tính toán các thông số chủ yếu của triac theo sgk.

Gợi ý HS vẽ sơ đồ lắp ráp.

4/ Củng cố:

- Vẽ được sơ đồ ng/lí và hoạt động của mạch điều khiển tốc độ động cơ.

- Từ sơ đồ ng/lí vẽ được sơ đồ lắp ráp.

IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò chuẩn bị dụng cụ.