Giáo án Công nghệ 12 Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha mới nhất

Giáo án Công nghệ 12 Bài Mạch điện xoay chiều ba pha – Mẫu giáo án số 1

Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha.

- Biết được cách nối nguồn điện và tải hình sao , hình tam giác và các mối liên hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha.

2. Kĩ năng :

- Vẽ được sơ đồ và mắc thành thạo tải ba pha theo kiểu hình sao và tam giác

3. Thái độ :

-Tích cực thảo luận, tìm hiểu kiến thức và vẽ sơ đồ cách nối dây mạch điện ba pha.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 23.1; đồ thị hình 23.2 ;23.5 ; 23.6 ; 23. 7 23.8 ; 23.9 và 23.10 SGK

2. Học sinh : Tham khảo bài mới.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HĐ 1: ổn định, kiểm tra, giới thiệu bài mới

- Lưới điện được phân thành hai loại lưới điện nào, có cấp điện áp nào ?

Bài 23 : MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

-Ổn định: kiểm tra sĩ số lớp

- Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS và nêu câu hỏi

-Giới thiệu bài mới: ngành công nghiệp sử dụng năng lượng gì ? đăc điểm nguồn điện ra sau ? để hiểu vấn đè này hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 23 mạch điện xoay chiều 3 pha

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

- HS: được gọi trả lời=> HS khác nhận xét

- HS: Lắng nghe

HĐ 2 : Tìm hiểu khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha

I. Khái niệm :

1. Nguồn điện ba pha :

a) Khái niệm :

Mạch điện xoay chiều ba pha gồm nguồn điện ba pha, đường dây ba pha và các tải ba pha.

b) Cấu tạo :

+ Gồm ba cuộn dây quấn AX, BY,CZ đặt lệch nhau 1200 trên một giá tròn, ở giữa có một nam châm điện như hình 23.1.

+ Mỗi dây quấn là một pha.

c) Nguyên lí :

+ Khi nam châm quay với tốc độ không đổi, trong mỗi dây quấn xuất hiện một xđđ xoay chiều một pha.

+ Các sđđ cùng biên độ, cùng tần số, lệch pha nhau 2/3.

2. Tải ba pha :

+ Thường : động cơ điện ba pha, lò điện ba pha . . .

+ Tổng trở tải các pha : ZA, ZB, ZC.

GV: Yêu cầu HS xem thông tin mục I 1.SGK.

H1: Mạch điện xoay chiều ba pha gồm những gì ?

H2: Nêu cấu tạo của nguồn điện xoay chiều ba pha ?

H3: Mỗi dây quấn gọi là gì ?

H4: Kí hiệu các dây quấn ?

H5: Khi nam châm quay với tốc độ không đổi, trong mỗi dây quấn xuất hiện gì ?

H6: Các sđđ có đặc điểm gì ?

GV: Giới thiệu đồ thị hình 23.2 SGK.

H7: Tải ba pha thường là gì ?

H8: Tổng trở tải các pha kí hiệu là gì ?

GV: Giới thiệu sơ đồ tải hình 23.4.

HS:Xem Thông tin mục I SGK.

T1: Gồm nguồn điện ba pha, đường dây ba pha và các tải ba pha.

T2: Gồm ba cuộn dây quấn AX, BY,CZ đặt lệch nhau 1200 trên một giá tròn, ở giữa có một nam châm điện.

T3: Mỗi dây quấn là một pha.

T4: Dây quấn pha A kí hiệu AX.

Dây quấn pha B kí hiệu BY.

Dây quấn pha C kí hiệu CZ.

T5: Xuất hiện một xđđ xoay chiều một pha.

T6: Các sđđ cùng biên độ, cùng tần số, lệch pha nhau 2π/3.

HS: Quan sát đồ thị.

T7: Thường : động cơ điện ba pha, lò điện ba pha . . .

T8: Tổng trở tải các pha : ZA, ZB, ZC.

HS: Xem sơ đồ.

HĐ 3 : Tìm hiểu cách nối nguồn và tải ba pha

II. Cách nối nguồn điện và tải ba pha :

+ Nối hình sao : ba điểm X, Y, Z nối chung thành điểm trung tính O.

+ Nối tam giác : đầu pha này nối với cuối của pha kia theo thứ tự pha.

 Ảnh đính kèm


H9: Vì sao cách nối dây từ nguồn đến tải riêng rẽ thực tế ít dùng ?

GV: Giới thiệu cách nối sao và tam giác.

H10: Hãy vẽ sơ đồ nguồn điện nối hình sao và tam giác ?

H11: Vẽ tải ba pha nối sao và tam giác?

.

T9: Vì tốn kém dây dẫn và tăng cột chống đỡ, không thuận tiện cho sử dụng với các động cơ ba pha.

HS: Ghi nhận thông tin cách nối.

T10: Vẽ sơ đồ.

T11: Vẽ sơ đồ :

HĐ 4 : Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện ba pha

III. Sơ đồ mạch điện ba pha :

1. Sơ đồ mạch điện ba pha :

.Ảnh đính kèm

2. Quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha :

Nếu tải ba pha đối xứng thì :

Ảnh đính kèm

GV: Dùng tranh vẽ giới thiệu các sơ đồ mạch điện ba pha.

Cho học sinh xem thông tin SGK trả lời khái niệm diện áp pha, điện áp dây, dòng điện pha, dòng điện dây.

H12: Khi tải ba pha đối xứng thì quan hệ dòng điện dây với dòng điện pha, điện áp dây với điện áp pha khi nối hình sao ?

H13: Khi nối tam giác thì quan hệ chúng thế nào ?

HS : xem thông tin theo hướng dẫn của GV

Ảnh đính kèm

HĐ 5 : Tìm hiểu ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây

IV. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây :

+ Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau Ud và Up thuận tiện việc sử dụng đồ điện.

+ Do dùng mạng 3 pha, 4 dây nên điện áp pha trên các tải vẫn giữ được bình thường.

H14: Mạch điện ba pha tạo ra tạo ra gia trị điện áp thế nào ? có tiện lợi gì ?

H15: Tải dùng trong sinh hoạt có đối xứng không ? Vì sao ?

H16: Tải dùng mạng ba pha bốn dây, điện áp trên tải thế nào ?

T14: Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau Ud và Up thuận tiện việc sử dụng đồ điện.

T15: Không đối xứng. Vì tải dùng ở các hộ gia đình khổng ổn định số lượng tải.

T16: Điện áp pha trên các tải vẫn giữ được bình thường.

HĐ 6 : Củng cố

1. Nêu các phần tử của mạch điện ba và chức năng của chúng ?

2. Hãy nêu tác dụng của dây trung tính trong mạch điện ba pha bốn dây ?

Ảnh đính kèm

HĐ 7: Hướng dẫn học ở nhà

- Học sinh về nhà hoàn thành các câu hỏi SGK

- Học sinh đọc trước bài 24,soạn bài theo câu hỏi SGK

-GV: hướng dẫn HS học bài, làm bài

-GV: hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới

-HS: thực hiện theo yêu cầu của GV

-HS: chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của GV

Giáo án Công nghệ 12 Bài Mạch điện xoay chiều ba pha – Mẫu giáo án số 2

Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha.

2/ Kĩ năng:

Biết được cách nối nguồn và tải hình sao,hình tam giác và quan hệgiữa đại lượng dây và pha.

3/ Thái độ:

Tuân thủ theo các cách nối nguồn và tải theo hình sao và tam giác.

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu nội dung bài 23 sgk.

- Nghiên cứu sgk vật lí 12 và các tài liệu liên quan.

2/ Chuẩn bị đồ dùng:

- Tranh vẽ các hình 23-1, 23-2 và 23-3.

- Mô hình máy phát điện ba pha,độngcơ điện ba pha.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Tổ chức, ổn định lớp:

2/ Bài :

Kiểm tra 15/

Thế nào là hệ thống điện quốc gia,các thành phần của hệ thống ? Vì sao cần phải có hệ thống điện quốc gia ?

3/ Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Tìm hiểu mạch điện xoay chiều ba pha:

GV: Sử dụng tranh vẽ hình 23-1; 23-2; 23-3 để giới thiệu về máy phát ba pha,khái niệm về pha;dây quấn pha,kí hiệu các đầu dây và cách biểu diễn sđđ ba pha.

Hoạt động 2:

Tìm hiểu cách nối nguồn và tải ba pha:

GV: Yêu cầu HS trình bày cách nối hình sao và tam giác.

HS: Trả lời và lê bảng vẽ cách nối tải và nguồn hình sao và tam giác.

Hoạt động 3:

Tìm hiểu các sơ đồ mạch điện ba pha:

Gv:Sử dụng sơ đồ hình 23-7; 23-8; 23-9 treo lên bảng.

Hướng dẫn các khái niệm dây pha và dây trung tính.

HS: Vẽ một số sơ đồ thường gặp và chỉ ra được: Dây pha,dây trung tính,điện áp pha,điện áp dây,dòng điện pha,dòng điện dâyvà dòng điện dây trung tính.

Hoạt động 4:

Ứng dụng và quan hệ các đại lượng dây,pha để giải mạch điện.

I/ Khái niệm vềmạch điện xoay chiều ba pha:

Ảnh đính kèm

2/ Tải ba pha:

- Thường là các động cơ điện ba pha, lò điện ba pha...

- Tổng trở các pha: ZA,ZB,ZC .

III/ Cách nối nguồn điện và tải ba pha:

1/ Cách nối nguồn điện ba pha:

- Nối hình sao: (Y)

- Nối hình sao có dây trung tính.

- Nối hình tam giác (Ä)

2/ Cách nối tải ba pha:

- Nối sao.

- Nối tam giác.

III/ Sơ đồ mạch điện ba pha:

1/ Sơ đồ mạch điện:

a/ Nguốn điện nối sao tải nối sao:

Sơ đồ hình 23-7 sgk

b/ Nguồn điện nối sao,tải nối sao có dây trung tính.

Sơ đồ hình 23-8 sgk

c/ nguồn điện nối sao tải nối tam giác

Sơ đồ hình 23-9 sgk

Ảnh đính kèm

IV/ Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây:

- Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau nên thuận tiện cho việc sử dụngđồ dùng điện.

- Khi tải không đối xứng điện áp trên các tải vẫn giử được bình thường.

4/ Củng cố:

Hệ thống lại bài giảng.

IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ:

- Nhận xét.

- HS trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc trước nội dung bài 24 sgk