Giáo án Công nghệ 12 Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển mới nhất

Giáo án Công nghệ 12 Bài Khái niệm về mạch điện tử điều khiển – Mẫu giáo án số 1

BÀI 13: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN

I. Mục tiêu: Qua bài học HS cần:

1. Kiến thức: Biết được khái niệm, công dụng phân loại mạch điện tử điều khiển.

2. Kỹ năng: Thu thập thông tin về ứng dụng các mạch điện tử điều khiển.

3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về mạch điện tử điều khiển, học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị bài dạy:

GV: Nghiên cứu Bài 13 trong SGK, đọc tài liệu liên quan đến bài giảng. Tranh vẽ SGK các hình13-3.13-4 SGK. Sử dụng máy chiếu nếu có.

HS: Nghiên cứu Bài 13 trong SGK. Đọc tài liệu liên quan đến bài giảng.

III. Phương pháp: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, ILO khi cần thiết.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học – giáo dục:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Đặt vấn đề: Trong thực tế có rất nhiều thiết bị điện trong nhà của chúng ta, tuy nhiên có nhiều chủng loại khác nhau. Sự tiện dụng của các thiết bị có điều khiển tự ddộng, bán tự động là rất rõ ràng. Để tìm hiểu chúng ta đi tìm hiểu nội dung của bài 13.

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:

GV: Ví dụ mạch điện tử điều khiển từ xa của Tivi.

HS: Theo dõi và ghi bài

GV: Vẽ hình 13-1 sgk

GV: Điều khiển độ sáng tối của đèn bàn được thực hiện phổ biến bằng mạch gì?

GV: Hãy lấy thêm ví dụ thiết bị điều khiển bằng điện tử ?

GV: Hãy lấy thêm ví dụ thiết bị điều khiển bằng điện tử có hồi tiếp?

HS: trả lời: Nồi cơm điện, điều hoà nhiệt độ.

GV: Hãy lấy ví dụ thiết bị điều khiển bằng điện tử không có hồi tiếp?

HS: trả lời: đèn bàn.

I. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển

-Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mạch điện tử điều khiển.

-Sơ đồ tổng quát của mạch điện tử.

 Ảnh đính kèm

-MĐTĐK: mạch điện tử điều khiển.

-ĐTĐK : đối tượng điều khiển.

-Hồi tiếp có thể có cũng có thể không có trong mạch.

Hoạt động 2:

GV: Diễn giảng

HS: Theo dõi và ghi bài

II. Công dụng

- Điều khiển tín hiệu

- Tự động hóa các máy móc, thiết bị

- Điều khiển các thiết bị điện dân dụng

- Điều khiển trò chơi, giải trí.

Hoạt động 3:

GV: cho HS theo dõi sgk

-Công tắc tơ

-Áp tô mat

-Đèn đỏ, đèn xanh, quảng cáo

Điều khiển động cơ

-Đèn nhấp nháy

-Chương trình Asembly

Máy CNC Tiện, Khoan, Phay, Bào.

III. Phân loại mạch điện tử điều khiển.

*Theo công suất:

-Công suất lớn

-Công suất nhỏ

*Theo chức năng:

-Điều khiển tín hiệu

-Điều khiển tốc độ

*Theo mức độ tự động hóa:

-Điều khiển bằng mạch rời

-Điều khiển bằng vi mạch.

-Điều khiển bằng vi xử lý có lập trình.

Điều khiển bằng phần mềm máy tính.

V. Củng cố: Nhấn mạnh trọng tâm của bài giảng: GV: Hệ thống lại trọng tâm của bài học.

Trình bày một số ví dụ về mạch điện tử điều khiển ở các vật dụng trong thực tế.

VI. Dặn dò: Xem nội dung MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU.

Giáo án Công nghệ 12 Bài Khái niệm về mạch điện tử điều khiển – Mẫu giáo án số 2

Bài 13:KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

Biết được khái niệm, công dụng, phân loại mạch điện tử điều khiển.

2/ Kĩ năng:

Vận dụng các mạch điện tử điều khiển vào thực tiển.

3/ Thái độ:

Học tập nghiêm túc.

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Chuẩn bị nội dung:

- Nghiên cứu bài 13 sgk, sgv

- Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển trong thực tế (mạch điều khiển đèn giao thông)

2/ Chuẩn bị đồ dùng:

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Tổ chức ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Trong số các linh kiện thầy có, em hãy lấy ra 1 điốt, 1 tụ, 1 điện trở.

Loại tụ em lấy ra là loại tụ gì?

Điện trở em đang cầm là loại điện trở gi? Hãy đọc trị số của nó.

Điốt có mấy cực? đó là những cực nào? dòng điện chạy từ đâu đến đâu?

Câu hỏi phụ: những linh kiện này thường được dùng làm gì?

3/ Bài mới:

Trước đây người ta thường có quan niệm điện tử chỉ giới hạn trong lĩnh vực thông tin và viễn thông. Ngày nay, điện tử còn hiện diện trong cuộc sống thường ngày qua nhiều lĩnh vực trong đó có điều khiển. VD: Mạch điều khiển nhiệt độ trong máy điều hòa nhiệt độ, nhiệt độ trong lò vi sóng, đèn giao thông, bảng chữ điện tử….

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Khái niệm về mạch điện tử đ/khiển.

GV: Lấy các vd về các thiết bị đk điện tử để giới thiệu về mạch điện tử đk.

HS: Trả lời các câu hỏi:

- Lấy 1 số dv thực tế minh họa cho các thiết bị đk bằng điện tử.(mạch ĐK đèn gt, quạt ĐK từ xa, máy tiện CNC, ...)

GV: Giới thiệu chức năng và sơ đồ khối của mạch ĐTĐK

Hoạt động 2:

Trình bày công dụng và phân loại mạch điện tử đk.

HS: Kể một số ứng dụng của mạch ĐTĐK mà em biết ?

GV: Sử dụng sơ đồ khối hình 13-3 sgk trình bày các công dụng của ĐTĐK

GV: nếu cho em phân loại mạch ĐTĐK em sẽ phân thành những loại nào?

HS: suy nghĩ trả lời.

GV: Theo em người ta sẽ phân loại mạch điện tử ĐK thành những loại nào?

GV: cho HS phân loại mạch ĐK tín hiệu giao thông, mạch ĐK máy gia công kim loại CNC, mạch ĐK xe đua đồ chơi, mạch Đk động cơ bước (GV giới thiệu về động cơ bước), mạch Đk tivi, đầu máy

GV: Giới thiệu các cách phân loại mạch ĐTĐK như sơ đồ 13-4 sgk và lấy vd thực tế để minh họa.

HS: Quan sát và lấy thêm một số vd thường gặp trong thực tế.

I/ Khái niệm về mạch điện tử điều khiển:

Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển gọi là mạch điện tử điều khiển.

Sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển hinh 13-1 sgk.

Khi có tín hiệu đưa vào, mạch đ/tử ĐK xử lí ĐK tín hiệu và đưa lệnh tới đối tượng ĐK.

II/ Công dụng:

- Điều khiển tín hiệu.

- Tự động hóa các máy móc,thiết bị.

- Điều khiển các thiết bị dân dụng.

- Điều khiển trò chơi,giải trí.

III/ Phân loại:

- Theo công suất.

+ Mạch ĐTĐK công suất nhỏ.

+ Mạch ĐTĐK công suất lớn.

- Theo chức năng:

+ Điều khiển tín hiệu.

+ Điều khiển tốc độ.

- Theo mức độ tự động hóa.

+ Điều khiển cứng bằng mạch rời.

+ Điều khiển bằng vi mạch xử lí có lập trình.

4/ Củng cố:

- Khái niệm về mạch điện tử điều khiển.

- Công dụng và phân loại của mạch điện tử điều khiển.

IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò:+ Trả lời các câu hỏi cuối bài.

+ Đọc trước nội dung bài 14 sgk.