Giáo án Công nghệ 12 Bài 18: Máy tăng âm mới nhất

Giáo án Công nghệ 12 Bài Máy tăng âm – Mẫu giáo án số 1

BÀI 18: MÁY TĂNG ÂM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm.

-Biết được chức năng các khối trong sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động

2. Kỹ năng:

-Vẽ được sơ đồ khối của máy tăng âm.

3. Thái độ:

-Có ý thức tìm hiểu máy tăng âm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Nghiên cứu kỹ bài 18: Máy tăng âm (SGK), các tài liệu liên quan.

-Tranh vẽ H.18-1; H.18-2; H.18-3 và vật thật (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Nghiên cứu kỹ bài 18: Máy tăng âm (SGK), các tài liệu liên quan.

-Sưu tầm các mạch của máy tăng âm.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức và ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Ø Nêu khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông?

Ø Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý làm việc của phần phát thông tin?

Ø Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lý làm việc của phần thu thông tin?

3. Giới thiệu bài mới:

Trên thực tế khi chúng ta muốn truyền tải những thông tin trước đám đông thì không thể hát âm từ miệng để tất cả đều nghe được, mà chúng ta cần có thiết bị hỗ trợ, thiết bị điện tử dân dụng làm được công việc ấy chính là máy tăng âm.

4. Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm máy tăng âm.

-GV: Gợi mở cho HS về máy tăng âm.

-VD: Một người thuyết trình trong một hội nghị có 2000 người tham dự, người đó có đủ sức nói lớn để cho tất cả mọi người nghe được hay không?

-GV: Để giải quyết được vấn đề trên ta cần một thiết bị khuếch đại âm thanh, đó là máy tăng âm. Vậy máy tăng âm là gì?

Dành cho hs TB trở lên

-GV: nêu vấn đề cho HS thấy sự khác nhau giữa các loại máy tăng âm.

-VD: Về độ trung thực của âm thanh, công suất của máy, linh kiện.

-GV: Em hãy trình bày nguyên lý hoạt động của mạch?

-HS: Trả lời.

-HS: Trả lời.

HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.

I.Khái niệm về máy tăng âm:

1. Khái niệm: là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.

2. Phân loại:

- Dựa vào chất lượng MTA:

- Dựa vào công suất MTA:

- Dựa vào linh kiện MTA:

Hoạt động 2: Tìm hiểu Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:

-GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối của máy tăng âm nói chung và nói rõ chức năng của từng

-khối trong sơ đồ.

-Ví dụ:

+ Mạch vào (tín hiệu vào).

+ Tín hiệu khuyếch đại.

+ Âm sắc.

+ Khuyếch đại trung gian.

+ Khuyếch đại công suất.

+Loa.

Để hoạt động được thì cần có một nguồn nuôi.Qua sơ đồ khối, học sinh cần phải giải thích được tín hiệu âm thanh à điện à tín hiệu âm thanh.

-HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.

II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:

1. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm:

H.18-2 (Sgk)

2. Chức năng các khối của máy tăng âm:

-Khối mạch vào:

- Khối mạch tiền khuếch đại:

- Khối mạch âm sắc:

- Khối mạch KĐ trung gian:

- Khối mạch KĐ công suất:

- Khối nguồn nuôi:

5. Củng cố kiến thức bài học:

GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài.

6. Nhận xét và dặn dò chuẩn bị bài học kế tiếp.

Học sinh về nhà học bài cũ và đọc bài “Máy thu thanh”

Giáo án Công nghệ 12 Bài Máy tăng âm – Mẫu giáo án số 2

BÀI 18. MÁY TĂNG ÂM

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí của máy tăng âm.

- Biết và hiểu được nguyên lí làm việc của khối k/đại công suất.

2/Kĩ năng:

Biết vận dụng máy tăng âm vào trong thực tế.

3/ Thái độ:

Nghiêm túc trong quá trình học tập để đạt được kiến thức và kĩ năng trên

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Chuẩn bị nội dung:

- Nghiện cứu bài 18 sgk.

- Tham khảo tài liệu.

2/ Chuẩn bị đồ dùng:

Tranh vẽ hình 18-2; 18-3 sgk.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1/ Tổ chức, ổn định lớp:2 phút

2/ Bài :

Một thông tin cần truyền đi xa cần có các phương tiện chuyên dùng nào?

Trình bày các phương tiện đó ?

3/ Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1:

Giới thiệu k/niệm về máy tăng âm:

- Máy tăng âm là gì ? Có mấy loại ?

Hoạt động 2:

Tìm hiểu sơ đồ khối và ng/lí làm việc của máy tăng âm:

GV: Vẽ sơ đồ khối hình 18-2 lên bảng giải thích ng/lí và chức năng của từng khối.

HS: Quan sát,vẽ theo và cho biết:

- Chức năng của từng khối ?

- Các khối tiền kĐ,mạch kích và kĐ công suất có điểm gì giống nhau về chức năng ?

Hoạt động 3:

Giới thiệu ng/lí làm việc của khối kĐ công suất:

GV: Sử dụng tranh vẽ hình 18-3 sgk giới thiệu sơ đồ và ng/lí hoạt động.

HS: Quan sát và cho biết:

- Sơ đồ mạch gồm những linh kiện gì ?

- Khi chưa có tín hiệu vào và khi có tín hiệu vào thì tín hiệu ra ntn ?

I/ Khái niệm về máy tăng âm:

- Là thiết bị kđ tín hiệu âm thanh.

+ Tăng âm thông thường(HI)

+ Tăng âm chất lượng cao(FI)

II/ Sơ đồ khối và ng/lí làm việc máy tăng âm:

- Sơ đồ khối.

- Chức năng của từng khối.

+ Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau,điều chỉnh cho phù hợp.

+ Khối tiền kĐ: KĐ tới một giá trị nhất định.

+ Khối mạch âm sắc: Điều chỉnh độ trầm,bổng của âm thanh.

+ Khối mạch kĐTG kích: kĐ tín hiệu vào đủ công suất kích cho tầng công suất.

+ Khối kĐ công suất: KĐ công suất cho đủ lớn đưa ra loa.

+ Khối nguồn nuôi: Cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.

III/ Ng/lí hoạt động của khối kĐ công suất:

* Sơ đồ: Mạch kĐ công suất mắc đẩy kéo có biến áp.

* Nguyên lí:

- Khi chưa có tín hiệu vào T1,T2 Khóa, tín hiệu ra bằng 0.

- Khi có tín hiệu vào:

+ Nữa chu kí đầu điện thế ở điểm B+ làm T1 dẫn,T2 khóa: có tín hiệu ra trên BA2.

+ Nữa chu kí sau điện thế ở điểm C+ thì T2 dẫn T1 khóa: có tín hiệu ra trên BA2.

Vậy cả hai nữa chu kì đều có tín hiệu kĐ ra loa.

4/ Củng cố:

- Nắm được máy tăng âm gồm những khối nào ? Chức năng của từng khối.

- Biết được sơ đồ và ng/lí làm việc của khối mạch kĐ công suất mắc đẩy kéo có BA.

IV/ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ:

- Nhận xét giờ học.

- HS trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Dặn dò HS đọc trước nội dung bài 19 sgk.