Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn lớp 12.
Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận trang 109 SGK Sinh học 12: Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết của Lamac.
Hạn chế của học thuyết:
- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.
Câu hỏi và bài tập (trang 112 SGK Sinh học lớp 12)
Câu 1 trang 112 SGK Sinh học 12: Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
Trả lời:
- Do môi trường sống thay đổi nên sinh vật phải chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghi với điều kiện sống mới.
- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển còn những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không thì sẽ ngày một tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có thể di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2 trang 112 SGK Sinh học 12: Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Trả lời:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là chọn lọc tự nhiên
- Quá trình chọn lọc tự nhiên về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người.
Câu 3 trang 112 SGK Sinh học 12: Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.
Câu 4 trang 112 SGK Sinh học 12: Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Phương pháp giải:
Chọn lọc tự nhiên: tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị cho hại cho bản thân sinh vật
Chọn lọc nhân tạo: tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho mục tiêu sản xuất của con người
Trả lời:
Câu 5 trang 112 SGK Sinh học 12: Câu nào trong số các câu nêu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?
A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.
B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen.
C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.
D. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Theo Dacuyn: thực chất của CLTN là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể. Vào thời điểm đó, Đacuyn chưa phân biệt các biến dị di truyền và không di truyền nên trong quan điểm của Đacuyn không có sự phân hóa về khả năng sinh sản.
Chọn A.
Lý thuyết Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
I. Học thuyết tiến hóa LAMAC
1. Quan điểm của Lamac về sự hình thành loài hươu cao cổ
Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.
2. Nguyên nhân
- Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau và sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến
- Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.
3. Kết quả
Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào bị diệt vong
4. Ưu điểm
Học thuyết so với thời đại đó là tiến bộ vì ông đã nhìn nhận sinh giới có sự biến đổi chứ không phải bất biến.
5. Khuyết điểm
- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.
II. Học thuyết tiến hóa ĐACUYN
1. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ
Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.
2. Nguyên nhânTrong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.
3. Kết quả
Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.
Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.
4. Ưu điểm
Phát hiện cơ chế hình thành loài là do CLTN. Khi môi trường thay đổi, CLTN sẽ chọn lọc những dạng thích nghi với môi trường sống.
5. Khuyết điểm
- Chưa giải thích được cơ chế di truyền.
- Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.
Cơ chế hình thành loài hươu cao cổ theo Lamac và Đacuyn
Sơ đồ tư duy Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn: