Chúng tôi giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen lớp 12.
Bài giảng Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Giải bài tập Sinh Học lớp 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Trả lời câu hỏi giữa bàiTrả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 56 SGK Sinh học 12: Theo em nhiệt độ cao có thế ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin như thế nào?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sắc tố mêlanin) nên lông có màu trắng.
→ Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim tham gia vào điều hòa biểu hiện gen. Nhiệt độ cao làm biến tính protein đặc biệt là một số loại mẫn cảm với nhiệt độ. Khi enzim bị mất chức năng do nhiệt độ cao thì có thể mêlanin không được tổng hợp nên lông có màu trắng.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 56 SGK Sinh học 12: Hãy thêm các ví dụ về mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Lá cây rau mác trong 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau:
+ Môi trường trên cạn: Lá có hình mũi mác.
+ Môi trường dưới nước: Có thêm lá hình bản dài.
+ Môi trường chìm trong nước: Chỉ có lá hình bản dài.
- Thỏ, chồn, cáo ở xứ lạnh:
+ Mùa đông: Lông trắng, dày.
+ Mùa hè: Lông vàng, thưa.
Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 57 SGK Sinh học 12: Tại sao các nhà khoa học lại khuyên nông dân không nên chỉ trồng 1 giống lúa duy nhất (cho dù đó là giống lúa có năng suất cao) trên 1 diện tích rộng trong cùng 1 vụ?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Bởi vì khi môi trường thay đổi theo hướng bất lợi có thể dẫn đến mất mùa vì tất cả các cây đều có kiểu gen giống nhau nên phản ứng giống nhau khi môi trường thay đổi có khả năng chết hàng loạt gây mất mùa
Câu 1 Trang 58 SGK Sinh học 12: Thế nào là mức phản ứng của một kiểu gen?
Trả lời:
Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho một dãy các kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.
Câu 2 Trang 58 SGK Sinh học 12: Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật ta cần phải làm gì?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Câu 3 Trang 58 SGK Sinh học 12: Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng "má lúm đồng tiền" có chính xác không? Nếu cần thì phải sửa lại câu nói này như thế nào?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Câu 4 Trang 58 SGK Sinh học 12: Một số bà con nông dân đã mua hạt ngô lai có năng suất cao về trồng nhưng cây ngô lại không cho hạt. Giả sử rằng công ti giống đã cung cấp hạt giống đúng tiêu chuẩn. Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây ngô không cho hạt trong trường hợp trên.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Lý thuyết Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
- Với cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau cho những kiểu hình khác nhau.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng.
Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Hymalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ thuộc pH của đất. → Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không do biến đổi trong kiểu gen được gọi là thường biến.
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của một kiểu gen.
Ví dụ: Tập hợp những kiểu hình của một con tắc kè tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng
2. Đặc điểm của mức phản ứng
- Do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Di truyền được vì do kiểu gen quy định.
- Thay đổi theo từng loại tính trạng.
3. Sự mềm dẻo về kiểu hình
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình (hay còn gọi là thường biến).
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức phản ứng
Tìm được kiểu hình mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp để tăng năng suất.
Sơ đồ tóm tắt lý thuyết: