Video hướng dẫn giải
Đề 1
Video hướng dẫn giải
Đề 1 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
MB:
- Giới thiệu Lê Hữu Trác, tập ký Thượng kinh kí sự
- Dẫn dắt vào giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
TB:
* Khái quát:
- Đoạn trích nằm trong tập Thượng kinh kí sự, một tập ký viết bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán.
- Giá trị hiện thực là khả năng phán ánh chân thực, sinh động diện mạo của hiện thực đang diễn ra và bộc lộ đúng bản chất của hiện thực ấy.
* Giá trị hiện thực trong đoạn trích:
- Quang cảnh ở phủ chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cao sang, quyền uy tột bậc với những lễ nghi, khuôn phép, người hầu kẻ hạ.
- Thái độ, tâm trạng của tác giả: choáng ngợp, bất đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa và dửng dưng với những quyến rũ vật chất nơi đây.
* Nghệ thuật đặc sắc: quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc khéo léo, lựa chọn được những chi tiết nhỏ nhưng tạo nên cái thần của cảnh và việc.
KB: Khẳng định giá trị hiện thực đặc sắc và tài năng của tác giả.
Xem bài văn mẫu: Giá trị hiện thực trong Vào phủ chúa trịnh
Đề 2
Video hướng dẫn giải
Đề 2 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
MB: Dẫn dắt vào hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Tú Xương.
TB:
* Khái quát: Nêu sơ lược về đề tài người phụ nữ trong ca dao và trong văn học trung đại.
* Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ trên:
- Vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ:
+ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn": từ việc miêu tả đặc điểm của chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương gợi tả vẻ đẹp trẻ trung, trắng trẻo, tràn đầy sức sống của người phụ nữ.
+ "Cái hồng nhan": nhân vật trữ tình trong bài Tự tình II hiện lên là người phụ nữ có nhan sắc, có dung mạo xinh đẹp.
- Vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ:
+ Tấm lòng thủy chung, son sắt: "tấm lòng son" (Bánh trôi nước).
+ Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, hết lòng yêu chồng thương con và giàu đức hi sinh (6 câu đầu bài Thương vợ).
+ Sức sống mãnh liệt, ý thức vươn lên mạnh mẽ (câu 5,6 bài Tự tình II).
- Họ phải chịu thân phận bất hạnh, thiệt thòi trong xã hội cũ nhiều bất công:
+ Thân phận bấp bênh, không được tự quyết định số phận của mình: "Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" (bài Bánh trôi nước);
+ Cô đơn, bẽ bàng, duyên phận không trọn vẹn trong cảnh làm lẽ: bài Tự tình II.
+ Chịu đựng thói đời bạc bẽo, vất vả gồng gánh cả gia đình: 4 câu cuối bài Thương vợ.
* Nghệ thuật: chỉ ra các đặc sắc riêng về nghệ thuật trong từng bài thơ (về ngôn ngữ, về sử dụng các biện pháp tu từ, về dấu ấn phong cách cá nhân của hai nhà thơ…).
KB: Khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ xưa và liên hệ với người phụ nữ đương đại.
Đề 3
Video hướng dẫn giải
Đề 3 (trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Gợi ý:
MB: Giới thiệu Nguyễn Công Trứ và dẫn dắt vào vấn đề nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng.
TB:
- Khái quát: Giải thích khái niệm nhà nho, các đặc điểm quan trọng của một nhà nho chân chính và khẳng định nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng được thể hiện ở phong cách sống ngất ngưởng độc đáo và bản lĩnh của nhà nho Nguyễn Công Trứ.
- Nhân cách nhà nho chân chính qua bài Bài ca ngất ngưởng:
+ Giải thích khái niệm "ngất ngưởng" trong bài thơ.
+ Ngất ngưởng khi làm quan (dẫn chứng).
+ Ngất ngưởng khi về hưu (dẫn chứng).
+ Ngất ngưởng trong triều đình (dẫn chứng).
+ Thái độ sống bản lĩnh, dửng dưng và coi thường những được mất và danh lợi (dẫn chứng).
- Nghệ thuật đặc sắc trong việc thể hiện phong cách sống ngất ngưởng, nhân cách nhà nho trong bài thơ: sử dụng thể hát nói phóng khoáng, tự do, phù hợp với việc lột tả phong cách cá nhân; phép điệp (từ "ngất ngưởng"); sử dụng điển tích điển cố; giọng điệu phóng túng linh hoạt, hình ảnh hấp dẫn thú vị…
KB: Khẳng định vẻ đẹp của nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ.