Video hướng dẫn giải
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 12 tập 2)
Phân tích ngữ liệu về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
- Ngữ liệu 1: "Nụ tầm xuân" 1 là bổ ngữ của động từ “hái”, "nụ tầm xuân" 2 là chủ ngữ.
- Ngữ liệu 2: "Bến" 1 là bổ ngữ của động từ “nhớ” và "bến" 2 là chủ ngữ.
- Ngữ liệu 3:
+ "Trẻ" 1 là bổ ngữ của động từ “yêu”, "trẻ" 2 là chủ ngữ
+ "Già" 1 là bổ ngữ của động từ “kính”, "già" 2 là chủ ngữ
- Ngữ liệu 4:
+ "bống" 1 là bổ ngữ của động từ “đem”
+ "bống" 2 và "bống" 3 đều là bổ ngữ cho động từ “thả”
+ "bống" 4 là bổ ngữ cho động từ “giấu”
+ "bống" 5 là chủ ngữ
+ "bống" 6 là chủ ngữ
=> Các cặp từ trong ngữ liệu 1,2,3 và từ “bống” trong ngữ liệu 4 dù ở các vị trí khác nhau, giữ các vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng không có sự thay đổi xét về mặt ngữ âm và chữ viết. Nói cách khác, các từ trên không có sự biến đổi hình thái. Đây là đặc điểm nổi bật của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đối chiếu với tiếng Anh để thấy tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
Câu tiếng Việt: Tôi yêu anh ấy nhưng anh ấy không yêu tôi.
Dịch sang tiếng Anh: I love him but he doesn’t love me.
- Câu tiếng Việt: "tôi" 1 là chủ ngữ, "tôi" 2 là phụ ngữ của động từ “yêu” nhưng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết (không biến đổi hình thái) vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- Câu tiếng Anh: "tôi" 1 viết là “I” (vì là chủ ngữ), "tôi" 2 viết là “me” vì là phụ ngữ, "anh ấy" 1 viết là “him” vì là phụ ngữ, "anh ấy" 2 viết là “he” vì là chủ ngữ. Vậy các cặp từ này có sự thay đổi ngữ âm và chữ viết (biến đổi về hình thái) vì tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Xác định và phân tích tác dụng của hư từ trong đoạn văn:
- Các hư từ: "đã", "để", "lại", "mà" nhấn mạnh ý nghĩa và công sức lớn lao của nhân dân ta trong thành quả giành được nền độc lập.